Thứ Hai, 24 tháng 2, 2025

 Trong suốt quá trình phát triển từ năm 1992 đến nay, Thẻ điểm cân bằng (BSC) đã trải qua 4 giai đoạn phát triển với những quan điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Giai đoạn 1: Kiểm soát

Tư duy của thế hệ thứ nhất giải quyết các vấn đề về quản lý kiểm soát. Với phương thức tiếp cận này, mục tiêu hướng tới là kiểm soát công việc chung trong tổ chức và các cá nhân tuân thủ, hoàn thành công việc đặt ra. Tiếp cận về kiểm soát sẽ phù hợp trong môi trường sản xuất giản đơn, mức độ cạnh tranh thấp.

2. Giai đoạn 2: Thúc đẩy hiệu suất

Giai đoạn thứ hai được ra đời khi nhu cầu phát triển của tổ chức tăng lên và mức độ cạnh tranh lớn hơn. Việc kiểm soát và nhân sự không còn tạo ra kết quả vượt trội trên thị trường. Giờ đây, bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo là “làm thế nào để thúc đẩy hiệu suất của cá nhân và toàn bộ tổ chức".

Thẻ điểm cân bằng (BSC) thế hệ tiếp theo ra đời, trọng tâm là một số thước đo quan trọng. Chúng hay được gọi là KPI hoặc CSF. Đây là những chỉ số hàng đầu để đo lường hiệu suất hay thể hiện kết quả công việc. 

3. Giai đoạn 3: Quản lý chiến lược mang tính hệ thống

Tư duy về Thẻ điểm cân bằng thứ ba là việc thực hiện chiến lược hệ thống và bài bản. Các Thẻ điểm cân bằng chiến lược này đề cập đến những gì Kaplan và Norton đặt ra để giải quyết: chiến lược, quản lý và thực hiện chiến lược. Đó không đơn thuần là một tập hợp các thước đo mà là một hệ thống quản lý.

Với thế hệ thứ ba, BSC được thiết kế để nắm bắt chiến lược, sắp xếp các nguồn lực và tổ chức một cách có hệ thống. 

4. Giai đoạn 4: Tiếp cận hướng con người và sự thích ứng

Giai đoạn hoàn thiện nhất của Thẻ điểm cân bằng là về tiếp cận con người và sự thích ứng. Hiểu đơn giản là BSC tập trung vào tính con người với một mô hình đề cao tính học hỏi. Học tập là nền tảng của tư duy Thẻ điểm cân bằng (BSC). Bên cạnh đó là thúc đẩy quá trình tổ chức học hỏi từ chiến lược và có nhiều khả năng phản ứng hơn trước những thay đổi của môi trường.

Trên đây là 4 giai đoạn phát triển của Thẻ điểm cân bằng BSC - một công cụ quản trị hàng đầu hiện nay. 

 Sau khi thu thập và xem xét các thông tin nền tảng, điều mà doanh nghiệp cần làm là phát triển mục tiêu cho từng viễn cảnh trong bản đồ chiến lược BSC. Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

1. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh tài chính

Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng (BSC) không thể hoàn thiện nếu thiếu mục tiêu và thước đo tài chính đối với hiệu suất. Thước đo tài chính được coi là phần cần tập trung thời gian để xây dựng một cách kỹ lưỡng nhất.

Hai tiêu chí quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp là khả năng tăng doanh thu và cắt giảm chi phí. Khi phát triển mục tiêu cho thước đo tài chính của bản đồ chiến lược, hầu như doanh nghiệp nào theo đuổi lợi nhuận cũng sẽ tập trung tăng trưởng doanh thu và năng suất để tạo ra giá trị lớn hơn.

2. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh khách hàng

- Mục tiêu dẫn đầu về sản phẩm

Những công ty dẫn đầu về sản phẩm thường tập trung vào việc tạo ra dòng sản phẩm mới, nhằm mang lại tính năng hữu ích cho khách hàng. Khi sản xuất ra các sản phẩm được khách hàng liên tục đánh giá cao và công nhận sự ưu việt thì chính là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty.

- Mục tiêu trong vận hành

Các mục tiêu trong bản đồ chiến lược mà tổ chức sử dụng để theo dõi như sự tăng trưởng, giá, sự lựa chọn, sự tiện lợi, .....

- Mục tiêu hướng tới khách hàng

Với mục tiêu hướng tới khách hàng, doanh nghiệp nên hướng tới các nhân tố như: thấu hiểu khách hàng, sự thâm nhập, số lượng giải pháp được đưa ra hay văn hóa của việc định vị khách hàng thành công, ... 

3. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh quy trình nội bộ

Sau khi tổ chức hình dung rõ ràng các mục tiêu tài chính và khách hàng thì những mục tiêu trong quy trình nội bộ, học tập và phát triển sẽ được mô tả trong bản đồ chiến lược.

- Các quy trình quản lý khách hàng

Quy trình quản lý khách hàng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Bốn quy trình quản lý khách hàng gồm chọn lọc khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh với khách hàng.

- Các quy trình quản lý nghiệp vụ

Các quy trình quản lý nghiệp vụ liên quan tới quy trình làm việc để sản xuất và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, các mục tiêu liên quan đến việc tìm nguồn hay mua hàng thường được thể hiện trong bản đồ chiến lược.

- Các quy trình đổi mới, cải tiến

Các quy trình cải tiến để phát triển sản phẩm, dịch vụ thường có vai trò giúp tổ chức thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng mới. Quản lý đổi mới bao gồm nhóm quy trình chính: xác định cơ hội cho sản phẩm/dịch vụ mới, quản lý danh mục nghiên cứu và phát triển, thiết kế và phát triển, mang sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường.

- Các quy trình điều chỉnh và xã hội

Các tổ chức nên duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà điều chỉnh và viên chức chính phủ, đồng thời, tôn trọng các quy định về chính sách nhân viên, môi trường, đầu tư vào cộng đồng, …

4. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh học tập và phát triển

Với thước đo học tập và phát triển, doanh nghiệp có thể xác định những hoàn cảnh về năng lực công nghệ hay tổ chức thúc đẩy sự xuất sắc trong quản lý vận hành. Viễn cảnh này gồm 3 nguồn vốn chính: vốn con người, vốn tổ chức và vốn thông tin.

 Xây dựng chỉ tiêu KPI với nguyên tắc SMART là một trong những gợi ý mà nhà lãnh đạo nên xem xét khi tiến hành áp dụng KPI trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nguyên tắc xây dựng KPI nhé!

1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược

Tạo ra mục tiêu chiến lược là bước quan trọng trong xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART. Nếu như kế hoạch, hành động thường biến động theo tình hình thực tế thì các mục tiêu chiến lược có sự ổn định hơn rất nhiều.

Để xây dựng các mục tiêu chiến lược, cần căn cứ dựa trên tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển cũng như tham vọng của tổ chức. Mục tiêu chiến lược cần hướng tới những điều trong dài hạn. Với các mục tiêu chiến lược trên, bạn cần tạo ra một bản kế hoạch thực hiện đơn giản, trực quan và khái quát được các mục tiêu chiến lược quan trọng nhất. 

2. Biến các mục tiêu trở thành SMART

Ứng dụng SMART mang lại những giá trị tích cực trong công việc. Vì vậy, doanh nghiệp nên biến các mục tiêu trở nên SMART để đưa doanh nghiệp tiến nhanh về phía trước với tối ưu nguồn lực, chi phí bỏ ra.

3. Xác định KPI để theo dõi và đo lường thành công của mục tiêu đặt ra

Nếu mục tiêu là điều mà tổ chức muốn đạt được thì KPI là giá trị hay kết quả mà đội nhóm cần hướng tới để hoàn thành mục tiêu. Do đó, khi thiết lập và hướng tới mục tiêu, bạn cần thiết lập KPI để theo dõi, đo lường thành công của mục tiêu đó. KPI sẽ giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.

4.. Thiết lập kế hoạch hành động

Để xây dựng KPI theo SMART hiệu quả, bạn cần tạo lập kế hoạch hành động cụ thể. Bản chất của nguyên tắc SMART là hệ thống giúp xác định mục tiêu cụ thể, chính xác và phù hợp hơn. Tuy nhiên, áp dụng SMART mà không hành động thì cũng không giúp đội ngũ đạt được KPI.

5. Theo dõi các chỉ tiêu KPI thường xuyên

Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART sẽ không hiệu quả nếu không được nhìn nhận một cách linh hoạt. Theo dõi thường xuyên không chỉ giúp nhà quản lý có thể đánh giá, nhận diện kết quả công việc, hiệu suất của nhân viên mà còn giúp bạn thay đổi, điều chỉnh KPI kịp thời.

Trên đây là nguyên tắc xây dựng KPI trong doanh nghiệp. Mong rằng bạn sẽ biết cách để cho KPI phát huy hiệu quả tốt nhất nhé!

 Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART là một trong những gợi ý mà nhà lãnh đạo nên xem xét khi tiến hành áp dụng KPIs cho tổ chức của mình. Vậy làm thế nào để xây dựng KPI theo SMART? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tạo nên các mục tiêu chiến lược

Tạo ra mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART. Doanh nghiệp có thể sử dụng mục tiêu chiến lược để định hướng, định vị cách áp dụng KPI phù hợp. 

Muốn xây dựng các mục tiêu chiến lược, bạn cần căn cứ dựa trên tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển cũng như tham vọng của tổ chức. Mục tiêu chiến lược cần hướng tới những điều trong dài hạn thay vì chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. 

Sau khi có các mục tiêu chiến lược, cần tạo ra một bản kế hoạch thực hiện đơn giản, trực quan và khái quát được các mục tiêu chiến lược quan trọng nhất. 

2. Đưa các mục tiêu trở nên SMART

Ứng dụng SMART mang lại những giá trị tích cực trong công việc. Vì vậy, doanh nghiệp nên biến các mục tiêu trở nên SMART để đưa doanh nghiệp tiến nhanh về phía trước với tối ưu nguồn lực, chi phí bỏ ra.

  • S – Cụ thể: Giúp cụ thể, minh bạch hóa mục tiêu và giúp tránh nhầm lẫn, chệch hướng khi thực hiện mục tiêu
  • M – Đo lường: Giúp đo lường được chính xác tiến độ thực hiện công việc, hoàn thành mục tiêu
  • A – Khả thi: Giúp thiết lập mục tiêu có kỳ vọng, thử thách nhưng không trở thành vô vọng, bất khả thi đối với doanh nghiệp
  • R – Liên quan: Giúp liên kết các mục tiêu trong một bức tranh chung tổng thể
  • T – Giới hạn thời gian: Giúp tạo áp lực, cam kết đủ để mỗi cá nhân hoàn thành mục tiêu đúng hạn

3. Xác định KPI để theo dõi và đo lường hiệu quả của mục tiêu

Khi thiết lập và hướng tới mục tiêu, bạn cần xác định KPI để theo dõi, đo lường thành công của mục tiêu đó. KPI sẽ giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.

Trong xây dựng KPI, đối với mỗi mục tiêu, hãy tìm ra và gắn mục tiêu đó với KPI cụ thể để theo dõi và đo lường mục tiêu. Ngoài ra, bạn cần định vị cụ thể cho các KPI để xác định mục tiêu sẽ cần đạt được điều gì hay trông như thế nào.

4. Xây dựng kế hoạch hành động

Để xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART hiệu quả, bạn cần tạo lập kế hoạch hành động cụ thể. Bản chất của SMART là hệ thống giúp xác định mục tiêu cụ thể, chính xác và phù hợp hơn. Tuy vậy, áp dụng SMART mà không hành động thì cũng không giúp đội ngũ đạt được KPI.

5. Theo dõi KPI thường xuyên

Xây dựng KPI theo nguyên tắc SMART sẽ không hiệu quả nếu không được nhìn nhận một cách linh hoạt. Theo dõi thường xuyên không chỉ giúp nhà quản lý có thể đánh giá, nhận diện kết quả công việc, hiệu suất của nhân viên mà còn giúp bạn thay đổi, điều chỉnh KPI kịp thời.

 Tùy theo mục đích sử dụng mà có rất nhiều cách để phân loại KPI. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu 4 chỉ tiêu KPI thường gặp nhất trong doanh nghiệp hiện nay nhé! 

1. KPI vận hành

KPI vận hành là chỉ số KPI phổ biến nhất được sử dụng trong doanh nghiệp và thường được áp dụng trong thời gian ngắn. Loại KPI này giúp chúng ta biết các công việc của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đang diễn biến như thế nào.

Chỉ số KPI vận hành hướng tới hiệu suất và tiến độ công việc nên mang tính cụ thể và rõ ràng. Chẳng hạn, KPI của vị trí SEO content thường được đo lường bởi số lượng bài viết, số người đọc, số bài viết/từ khóa lên top, …

2. KPI chiến lược

Khác với KPI vận hành, KPI chiến lược là chỉ số cấp cao và áp dụng cho những nhà quản lý, CEO của doanh nghiệp. Thay vì đo lường các chỉ tiêu cụ thể trong công việc, KPI chiến lược hướng tới tầm nhìn lớn hơn, gắn với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Ví dụ: KPI của CEO có thể là mở chi nhánh mới, gấp ba lợi nhuận, …

3. KPI sơ cấp

KPI sơ cấp được dùng để dự đoán về hiệu suất công việc trong tương lai. Chỉ số KPI này tương đối khó thiết lập vì nó phụ thuộc nhiều vào thực tế triển khai hoặc các tác động khách quan bên ngoài như nhu cầu thị trường, xu hướng/trào lưu mới, …

4. KPI thứ cấp

Một chỉ số KPI thường gặp nữa là KPI thứ cấp. Loại KPI này được sử dụng để xác định kết quả của hiệu suấ công việc đã hoàn thành trong quá khứ. KPI thứ cấp dễ dàng đo lường được vì chỉ cần dựa vào những dữ liệu trong quá khứ. 

Có thể thấy, có nhiều cách phân loại KPI. Một số chỉ số KPI được áp dụng trong thời gian ngắn để đo lường các quy trình cụ thể. Hay cũng có những KPI lại được sử dụng trong thời gian dài (quý, năm, ...) và mang tính chiến lược. 

 Đào tạo BSC KPI đang dần trở thành xu hướng hiện nay với hàng loạt khóa học ngắn hạn, dài hạn, online hay offline mở ra. Vậy khi lựa chọn khóa học BSC KPI, cần chú ý những tiêu chí nào? 

1. Chất lượng của huấn luyện viên/chuyên viên đào tạo

Để đánh giá chất lượng của một khóa học, cần xem xét trên nhiều phương diện. Nhưng tiêu chí quan trọng nhất là chất lượng của huấn luyện viên/chuyên gia đào tạo. 

Chuyên gia không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, dẫn dắt học viên đạt được những mục tiêu. Vì vậy, lựa chọn chuyên gia không chỉ dựa trên chứng chỉ chuyên môn mà còn là những kết quả đã được chứng thức với những dự án thực tế. 

2. Tính thực tế của khóa học

Ngày nay, kiến thức BSC và KPI khá phổ biến. Bạn có thể tìm thấy thông tin về hai công cụ này trên sách, báo hay Internet. Do đó, khóa học BSC KPI phải thỏa mãn yêu cầu về mặt kiến thức cũng như đảm bảo tính thực tiễn của nội dung. 

Nếu khóa học chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết thì nó chỉ phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về BSC và KPI. Còn với những ai mong muốn học và ứng dụng BSC và KPI cho doanh nghiệp của mình thì yêu cầu khóa học phải có tính thực tiến và phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam. 

3. Lợi ích sau khóa học 

Khi bạn tham gia khóa học BSC KPI, nó phải mang lại những lợi ích cho bản thân bạn và tổ chức. Hiểu rõ và biết cách sử dụng hai công cụ này là mục tiêu chính của các khóa học BSC và KPI. Nhưng quan trọng hơn là tạo cho học viên tiền đề sự nghiệp và hiệu quả thực trong doanh nghiệp. 

Khóa học BSC KPI của HrShare Community và GSA Academy sẽ đáp ứng 3 tiêu chí đặc biệt quan trọng này. Lớp học được xây dựng và tổ chức bởi tác giả/blogger/chuyên gia tư vấn hệ thống nhân sự Nguyễn Hùng Cường. Cùng với đó là phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu đang tìm kiếm một khóa học chất lượng thì đừng bỏ qua nhé!

 Để xây dựng Bản đồ chiến lược cần gắn với 4 yếu tố quan trọng: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những yếu tố này nhé!

1. Yếu tố tài chính

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để gia tăng lợi nhuận. Vậy đó chính là mục đích tài chính hàng đầu mà tổ chức hướng tới. Với yếu tố tài chính trong bản đồ chiến lược, 2 nhóm chiến lược để tăng trưởng lợi nhuận là tập trung tăng doanh thu (mục tiêu dài hạn) và năng suất (mục tiêu ngắn hạn). 

Chiến lược tăng trưởng doanh thu được áp dụng rộng rãi là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chân và thu hút với mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi. Với chiến lược nâng cao năng suất, doanh nghiệp thường chú trọng tới việc giảm chi phí đầu vào, sản xuất ra một lượng hàng với ít nguồn lực hơn. 

2. Yếu tố khách hàng

Có thể thấy định vị giá trị khách hàng là giá trị cốt lõi của bản đồ chiến lược. Do đó, yếu tố khách hàng xếp ngay sau yếu tố tài chính. Để thực hiện sứ mệnh này, doanh nghiệp cần chú ý một số nguyên tắc như: 

- Dẫn đầu sản phẩm (Product Leadership) 

- Vận hành tối ưu (Operational Excellence)

- Mối quan hệ mật thiết với khách hàng (Customer Intimacy) 

3. Yếu tố quy trình nội bộ

Sau khi xác định mục tiêu về tài chính và khách hàng, yếu tố quy trình nội bộ sẽ là công cụ tuyệt vời hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hầu như mọi công ty đều phải hoạch định và cải tiến quy trình song song với việc vận hành liên quan đến hoạt động, khách hàng, …

Từ đó, doanh nghiệp sẽ: 

  • Thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới và mở rộng thị trường.
  • Nâng cao giá trị khách hàng.
  • Hợp tác tốt với các bên liên quan.
  • Môi trường được vận hành hiệu quả.

4. Yếu tố học tập và phát triển

Nguồn lực lao động ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong doanh nghiệp. Vì vậy, yếu tố học tập và phát triển trong bản đồ chiến lược yêu cầu mỗi cá nhân phải rèn luyện, học tập để phát triển bản thân mỗi ngày.