Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

Phương pháp Pomodoro được áp dụng nhiều trong công việc, học tập. Nhưng phương pháp này nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Vậy phương pháp Pomodoro là gì? Pomodoro mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Phương pháp Pomodoro là gì?

Phương pháp Pomodoro có tên tiếng anh đầy đủ là Pomodoro Technique, là một phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc.

Pomodoro xuất hiện vài năm 1980 và người sáng lập phần mềm này là France Cirillo. Pomodoro trong tiếng Ý có nghĩa là quả cà chua, France Cirillo đã sử dụng đồng hồ hình quả cà chua để theo dõi thời gian khi tạo ra phương pháp này. Ông đã đưa ra cách thức làm việc (học tập) có sự tập trung cao độ trong thời gian 25 phút sau đó là nghỉ 5 phút rồi lại bắt đầu với phiên làm việc mới 25 phút.

Từ đó, phương pháp này đã hỗ trợ và cải thiện cho mọi người về phương diện thời gian, giúp thời gian sinh hoạt, làm việc được quy củ, hiệu quả và năng suất hơn.

2. Pomodoro mang lại những lợi ích gì?

2.1 Tăng khả năng tập trung 

Làm việc trong khoảng thời gian 25 phút và biết rằng thời gian nghỉ ngơi sẽ chờ bạn và giúp bạn tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ của mình. Thay vì nửa tập trung hàng giờ và bị phân tâm khi lướt điện thoại hoặc trò chuyện cùng bạn bè, bạn hãy dành ra 25 phút trong chế độ làm việc tập trung và hiệu quả. Bạn cũng cảm thấy tốt hơn nhiều nếu được nghỉ ngơi một chút khi biết rằng mình thật sự đã làm việc hiệu quả và tận tâm với công việc của mình.

2.2 Theo dõi thời gian và tiến độ công việc chính xác

Bạn có thể dành thời gian mình dành cho mỗi việc bằng cách theo dõi số lượng Pomodoro dành cho nhiệm vụ đó. Nếu thời gian không như dự kiến có thể điều chỉnh lại kế hoạch để đảm bảo tính khoa học hơn.

2.3 Duy trì năng lượng và sự cân bằng

Các ban có thể đi ra khỏi chỗ làm, vận động nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc thư giãn trong khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa các Pomodoro. Việc này hỗ trợ phục hồi năng lượng và cân bằng tâm lý trong quá trình làm việc.

2.4 Thực hiện tốt những công việc quan trọng

Khi chia công việc cụ thể thành các đơn vị rõ ràng bạn có thể xác định được khối lượng cần hoàn thành trong mỗi Pomodoro. Điều này giúp ta tập trung vào công việc quan trọng nhất, tránh bị lạc hướng bởi công việc ít quan trọng hơn.

3. Các bước thực hiện phương pháp Pomodoro

Quá trình thực hiện phương pháp theo 5 bước như sau:

- Bước 1: Chọn một công việc bất kỳ bạn cần làm. Dù là công việc to hay nhỏ cũng cần dành trọn sự tập trung và năng lượng để làm việc.

- Bước 2: Đặt chuông báo với khoảng thời gian phù hợp, thường là 25 phút.

- Bước 3: Làm việc cho đến khi hết thời gian đã định, không để ngoại cảnh tác động lên bản thân.

- Bước 4: Khi bạn hoàn thành xong 1 Pomodoro có thể nghỉ ngơi 5 phút. 

- Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao, bạn có thể chọn nghỉ dài hơn từ 10, 15 hay 30 phút tùy vào mỗi người.

Lời kết,

Bài viết trên đã giúp ta hiểu được phương pháp Pomodoro là gì và lợi ích của nó. Nhìn chung, Pomodoro giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và quản lý thời gian thông minh. Mong rằng bạn có thể sử dụng phương pháp này vào công việc hàng ngày của mình nhé.


Trong môi trường kinh doanh phát triển nhanh chóng ngày nay, nhiều tổ chức đang không ngừng tìm kiếm các phương pháp và khuôn khổ có thể giúp họ đón đầu xu hướng. Một công cụ mạnh mẽ và thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây chính là phương pháp OKR. 

1. Phương pháp OKR là gì?

OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi: Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?; Kết quả then chốt ( Key Results): Tôi đến đó bằng cách nào?.

Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân, mạng tính định lượng. Trong khi đó, Key Results là những bước đo lường cần thiết thiết để đặt được mục tiêu đặt ra. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.

2. Nguyên lý hoạt động của OKR.

OKR có nhiều đặc điểm nổi bật so với các phương pháp quản lý mục tiêu khác, phương pháp này hoạt động dựa trên 4 yếu tố niềm tin:

  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực.
  • Tính đo lường được: Key Results được gắn với các mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR được dùng để đánh giá hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhân viên một cách tối ưu.

3. Các bước ứng dụng OKR.

  • Bước 1: Xác định mục tiêu.
  • Bước 2: Xác định kết quả chính cần đạt được.
  • Bước 3: Căn chỉnh với mục tiêu của nhóm.
  • Bước 4: Theo dõi tiến độ.
  • Bước 5: Xem xét và phản hồi.

4. Lợi ích của OKR đối với doanh nghiệp.

  • Tăng tính liên kết nội bộ: OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.

  • Tập trung vào các mục tiêu quan trọng: Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng, vấn đề thiết yếu của công ty.
  • Tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
  • Trao quyền tới nhân viên: Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
  • Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

OKR cho phép người quản lý, lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc. Chiến lược OKR được thiết lập đúng cách sẽ giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận. Thời đại kinh tế nhiều biến động hiện nay cũng chính là thời điểm vàng để triển khai OKR trong doanh nghiệp.

Tóm lại, Objective Key Result là khung quản lý được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt mục tiêu và kết quả then chốt. Mục đích của việc này là đo lường các nỗ lực hướng đến mục tiêu đã đề ra. Nó sẽ giúp thiết lập, truyền đạt và liên kết những mục tiêu trong toàn tổ chức. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ và đúng về phương pháp OKR. 

JD được biết đến là một văn bản có vai trò vô cùng thiết yếu trong công tác tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Căn cứ vào văn bản này, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm được các ứng viên theo đúng mục đích và có thể đánh giá hiệu quả việc làm của nhân viên.

1. JD là gì?

JD được viết tắt từ Job Description. Hiểu đơn giản, JD trong tuyển dụng chính là bản mô tả công việc, nhiệm vụ, chức năng của vị trí việc làm nào đó.

Qua JD, có thể nắm được công việc chi tiết của một người để dễ dàng tuyển dụng và quản lý công việc. Một JD hoàn chỉnh sẽ:

  • Đối với nhà tuyển dụng, JD là biểu mẫu giúp HR chỉ ra những điều họ cần và những gì ứng viên nhận được khi ứng tuyển.
  • Đối với người tìm việc, JD thể hiện yêu cầu, lợi ích của công ty yêu cầu ứng viên cần có để tham gia ứng tuyển.

2. Vai trò của JD đối với nhà quản trị.

Giống như CV xin việc làm, JD có vai trò quan trọng với nhà quản trị:

  • Thông qua JD, người quản trị biết cách sắp xếp vị trí công việc phù hợp, nhiệm vụ đã được giải quyết tốt hay chưa để từ đó đánh giá mức độ bất cập trong sơ đồ nhân sự của từng phòng ban.
  • JD là cơ sở để nhà quản trị nắm được cơ cấu tuyển dụng và đào tạo nhân sự phù hợp với mục đích phát triển của doanh nghiệp.
  • JD là cơ sở để giúp người quản lý xây dựng, đánh giá chính sách lương, chế độ phúc lợi cho nhân viên và đảm bảo sự cân bằng giữa các vị trí.

3. Các bước xây dựng JD.

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng JD: Khi lập kế hoạch xây dựng JD, cần xác định nhiệm vụ mà công việc cần phải đạt được, trách nhiệm của người thực hiện và biết cách kiểm tra, đánh giá. Một bản kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được được mục tiêu mà mình mong muốn.

Bước 2: Thu thập thông tin vị trí tuyển dụng: Cần thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến vị trí tuyển dụng, về doanh nghiệp. Có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin để JD được đầy đủ thông tin nhất. Một số nguồn có thể tham khảo như bảng phân tích công việc, kế hoạch timeline làm việc của nhân viên trước, của phòng ban khác, doanh nghiệp khác. 

Bước 3: Phác thảo bản mô tả công việc: Dựa trên những thông tin đã chọn lọc trước đó, người làm JD sẽ thu thập, tổng hợp và phác thảo ra một bản mô tả công việc sơ khai. Mục đích của việc phác thảo này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung ra nội dung bao quát, phạm vi công việc chung.

Bước 4: Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người chịu trách nhiệm chính cho JD và người quản lý cần trao đổi lại với nhau để thống nhất nội dung công việc chuẩn. Khi phê chuẩn bản mô tả công việc, cần nhìn dưới góc độ của nhân viên, để có hướng xử lý đối với những tình huống bất ngờ khi đăng tin hay phỏng vấn.

4. Những hạn chế của JD.

Hạn chế lớn nhất của JD đó là nó không thể lường trước được khối lượng công việc thực tế phải làm. JD chỉ có thể mô tả ngắn gọn, cơ bản công việc chính của một vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Khi vào làm việc sẽ có nhiều công việc phát sinh, dẫn đến việc bản mô tả công việc chưa được đầy đủ.

Mỗi JD chỉ phù hợp với một vị trí, trong một thời điểm nhất định. Nó không thể thay đổi nhanh chóng, linh hoạt theo doanh nghiệp, dẫn đến việc JD rất dễ lỗi thời. Và không phải cứ có một bản mô tả công việc thu hút là có thể thuyết phục được ứng viên làm việc. Những yếu tố khác diễn ra vào buổi phỏng vấn cũng hết sức quan trọng.

Với những vị trí quản lý cấp cao, JD không thể quyết định được công việc mà họ sẽ làm. Bởi vì những người ở cấp quản lý có phương pháp làm việc hoàn toàn khác, họ luôn có cách để giúp công việc được hoàn thành tốt hơn. 

Lời kết,

Các JD hoàn chỉnh và được viết tốt, rõ ràng cho phép bộ phận nhân sự xây dựng một kế hoạch nhằm thúc đẩy quy trình tuyển dụng, tạo ra sự gắn kết và giữ chân nhân viên thành công. Hy vọng bài viết này giúp cho nhà tuyển dụng tương lai biết JD là gì và cách xây dựng JD thu hút.


HRBP chắc hẳn không còn là cụm từ xa lạ đối với người làm nhân sự. Vậy HRBP là gì? Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. HRBP là gì?

HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner có nghĩa là Đối tác kinh doanh Nhân sự. Đây là bộ phận đóng vai trò là đối tác của các phòng ban khác trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược tổng thể kinh doanh của doanh nghiệp.

HRBP vừa là đại diện nói thay những người lao động vừa là cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh với các bộ phận khác nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, phối hợp với giữa các bộ phận trong BU (Business Unit - đơn vị kinh doanh chiến lược. Do đó, HRBP phải là người có kiến thức và kỹ năng nhân sự chuyên sâu để có thể hiểu biết về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn doanh nghiệp.

2. Vai trò của HRBP đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp lớn hiện nay hầu hết đều áp dụng mô hình HRBP bởi những hiệu quả rõ rệt mà nhân viên HRBP mang lại. Họ là những người quản trị với nhiệm vụ thay đổi, định hướng cho toàn bộ tổ chức. Dưới đây là 4 vai trò quan trọng của HRBP đối với doanh nghiệp.

2.1 Strategic Partner - Đối tác chiến lược

HRBP thường là người trực tiếp liên hệ, trao đổi với các phòng ban chuyên biệt khác. Công việc chính của họ là tư vấn, điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng thay đổi theo tình hình chung của doanh nghiệp.

Họ còn là người nắm rõ thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự trong một tổ chức. Từ đó, đưa ra sự nhận diện về chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự thực thi hiệu quả chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra, HRBP còn hiểu rõ sự góp sức của các nhân tài đến sự phát triển doanh nghiệp. Điều này giúp HRBP lên kế hoạch tái cấu trúc nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển công ty.

2.2 Operations Manager - Quản lý hoạt động

Với vai trò quản lý hoạt động, HRBP có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, quy định, quy trình làm việc, chính sách đãi ngộ. Khi có sự thay đổi về quy định hay chính sách nào đó thì HRBP sẽ là người cập nhật thông tin đến toàn bộ nhân viên.

Họ còn là người giám sát đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc. Từ đó, họ sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét và thái độ, tác phong nhân viên ở các phòng ban. Kết hợp với bộ phận HR để tìm được những ứng viên có năng lực tốt, phù hợp với các vị trí chủ chốt trong công ty.

2.3 Responder - Phản ứng khẩn cấp

Trong một số trường hợp cần phản hồi thông tin, thắc mắc hay khiếu nại thì HRBP sẽ là nơi tiếp nhận và đưa ra giải pháp xử lý thỏa đáng. Bộ phận HRBP còn phải xác định dự trù những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để có những phản ứng nhanh chóng, kịp thời và hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

2.4 Employee Mediator - Người hòa giải

Mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp là vấn đề không thể tránh khỏi. HRBP sẽ là người đảm nhận sứ mệnh hòa giải những mâu thuẫn đó và sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi đột ngột về cấu trúc nhân sự trong một tổ chức để đưa ra những phương pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp.

Lời kết,

Bài viết trên đây của Blognhansu đâ cho chúng ta hiểu được HRBP là gì và vai trò của nó trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc trở thành một HRBP thực thụ.

Hầu hết sinh viên sau khi ra trường thì việc đầu tiên họ làm là nộp CV vào các doanh nghiệp.  Đây cũng là lúc bạn nhận mức lương khởi điểm đầu tiên trên hành trình sự nghiệp của mình. Vậy lương khởi điểm là gì? Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Lương khởi điểm là gì?

Lương khởi điểm tiếng anh là Starting Salary. Đây là khái niệm được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực quản lý nhân sự.  Lương khởi điểm được hiểu là mức lương nhân viên nhận được khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp.

Đây là mức lương tối thiểu nhà tuyển dụng cam kết sẽ chi trả cho người lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp hay phúc lợi.

2. Lương khởi điểm quan trọng như thế nào?

2.1 Đối với người lao động

- Lương khởi điểm có tầm quan trọng rất lớn trong việc đưa ra quyết định chấp nhận công việc của người lao động.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu và tiết kiệm của người lao động, nếu mức lương không đủ tiêu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

- Là yếu tố tác động đến cam kết và hiệu suất lao động trong doanh nghiệp. Khi nhận được mức lương hợp lý, người lao động sẽ có thêm động lực, sẵn sàng cống hiến hết mình.

2.2 Đối với nhà tuyển dụng

- Ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của doanh nghiệp, là yếu tố thu hút nhân tài vào doanh nghiệp.

- Thu hút nhân sự, mức lương cạnh tranh sẽ giúp bạn chinh phục được nhân tài vào làm việc cho doanh nghiệp mình, dễ dàng hơn trong việc quản lý chi phí nhân sự.

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm.

Dưới đây, Blognhansu sẽ đưa ra cho bạn 5 yếu tố ảnh hưởng đến lương khởi điểm:

3.1 Bằng cấp và trình độ học vấn

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến lương khởi điểm mà bạn nhận được khi bắt đầu công việc tại các doanh nghiệp.

Đối với những người có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được đánh giá cao, bởi họ đã đầu tư thời gian công sức để nâng cao kỹ năng và vốn kiến thức của mình. Do đó mức lương của họ sẽ cao hơn so với người có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng.

3.2 Kinh nghiệm làm việc

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương khởi điểm của người lao động khi làm việc trong doanh nghiệp.

Những ứng viên có kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao. Nếu bạn có kỹ năng làm việc thực tế, có kiến thức cũng như có thành tích xuất sắc thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận mức lương khởi điểm cao hơn so với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

3.3 Ngành nghề ứng tuyển

Những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu mức lương khởi điểm sẽ cao hơn, lý do là vì thị trường lao động chưa màu mỡ, ít người có kinh nghiệm. Mức lương vị trí quản lý cũng sẽ cao hơn so với nhân viên.

3.4 Thị trường lao động

Thị trường lao động cũng ảnh hưởng ít nhiều tới lương khởi điểm. Đối với những ứng viên sở hữu kỹ năng đặc biệt, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lương khởi điểm cao để thu hút và giữ chân nhân sự, ngược lại những lĩnh vực cạnh tranh cao mức lương khởi điểm sẽ thấp hơn.

3.5 Khả năng đàm phán và kỹ năng mềm

Nếu bạn có khả năng đàm phán tốt, bạn có thể deal lương khởi điểm cao hơn. Ngoài các yếu tố kỹ năng mềm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mức lương khởi điểm của người lao động như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm...

Lời kết,

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu được lương khởi điểm là gì? Một số các yếu tố ảnh hưởng tới lương khởi điểm. Mong rằng bạn sẽ trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như ngành nghề phù hợp để có mức lương khởi điểm mà bạn mong muốn. Chúc bạn thành công!

Nếu như quan tâm tới việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn phải nghe tới - KRA - khái niệm quan trọng trong quản trị hiệu suất. Vậy KRA là gì? Các bước xây dựng KRA như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. KRA là gì?

KRA (Key Result Area) là một thuật ngữ được sử dụng trong quản lý hiệu suất và đánh giá kết quả trong tổ chức, phòng ban, đội nhóm hoặc một cá nhân. Nó đề cập đến những lĩnh vực quan trọng và kết quả chính mà một người hoặc một tổ chức cần tập trung để đạt được thành công.

KRA có thể liên quan trực tiếp đến sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của mọi người trong tổ chức. Nó tạo ra khung cơ bản để định hướng và tập trung nỗ lực cũng như tài nguyên của mọi người trong tổ chức.

KRA và KPI liên quan chặt chẽ tới nhau, KRA là xác định lĩnh vực mục tiêu, trong khi KPI đo lường sự thành công và tiến độ đạt được trong từng KRA.

2. Các bước xây dựng KRA tại doanh nghiệp

2.1 Bước 1: Đánh giá cách hoạt động của từng vị trí 

Để xây dựng KRA hãy kiểm tra vai trò nhiệm vụ của bạn và viết ra. Đánh giá công việc và hoạt động của từng vị trí giúp xác định nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cần đạt được. Bạn có thể thực hiện thông qua việc phân tích công việc, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực, tìm hiểu về quy trình hiện tại của tổ chức.

2.2 Bước 2: Thảo luận với các cấp quản lý có liên quan

Sau khi đánh giá công việc, bạn nên thảo luận với trưởng nhóm hoặc sếp trực tiếp quản lý bạn để trao đổi KRA mà bạn phải làm hoặc cần đạt được. Việc này tạo ra cơ hội để đồng bộ hóa thông tin, hiểu rõ ràng kỳ vọng và xác định các phạm vi hoạt động cụ thể. Ngoài ra nên trao đổi các KRA phải làm với nhóm để đạt được sự thống nhất giữa các cấp với nhau và hướng tới mục tiêu chung.

2.3 Bước 3: Vạch ra mục tiêu chi tiết và cụ thể cho công việc

Dựa vào bước 2, bạn có thể phác thảo các nhiệm vụ cụ thể, quan trọng mà bạn thực hiện, chịu trách nhiệm và đánh giá xem có phù hợp hay không hay có thể phù hợp với vai trò khác. Mục tiêu là đảm bảo bạn hiểu rõ công việc và nhiệm vụ của mình là gì và có phù hợp với vai trò của bạn không. 

2.4 Bước 4: Xác định KRA

Dựa vào các bước nêu trên xác định KRA cho từng vị trí, là những lĩnh vực chính và mục tiêu vị trí đó tập trung vào. Đây là những mục tiêu quan trọng mà mục tiêu vị trí đó cần tập trung vào và có ảnh hưởng lớn đến thành công của tổng thể của cá nhân hoặc bộ phận. KRA cần xác định rõ ràng và cụ thể đảm bảo sự đóng góp trực tiếp cho tổ chức.

2.5 Bước 5: Viết KRA thành các văn bản

Văn bản KRA nên được soạn thảo một cách chính xác và chính thống, để tất cả các bên liên quan đồng ý với các KRA đã vạch ra và ký vào tài liệu để biến nó thành chính thức.

2.6 Bước 6: Xem xét và cập nhật KRA thường xuyên

KRA không phải công cụ tĩnh mà nó cần được xem xét và cập nhật thường xuyên. Hãy xem xét KRA định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của chúng, cập nhật khi cần thiết để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu mới.

Lời kết,

Có thể nói KRA là một trong những chỉ số quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay để đánh giá kết quả và hiệu quả công việc dựa trên những kết quả chủ yếu trên mỗi đầu mục mà nhân viên cần thực hiện. Mong rằng bạn đã hiểu rõ được KRA là gì và áp dụng được KRA trong doanh nghiệp của bạn nhé.

    Biểu đồ Gantt Chart được các công ty ứng dụng rất nhiều trong việc lập kế hoạch, đưa ra cái nhìn trực quan về việc quản lý dự án và quản lý tiến độ hiệu quả công việc. Vậy biểu đồ Gantt là gì? Cách lập biểu đồ Gantt như thế nào để hiệu quả. Bài viết dưới đây của Blognhansu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Gantt nhé.

1. Biểu đồ Gantt là gì?

Biểu đồ Gantt (Gantt Chart) là biểu đồ để trình bày các nhiệm vụ, sự kiện theo thời gian một cách trực quan gồm các danh sách các công việc cần thực hiện và thanh mô tả của công việc đó. Biểu đồ Gantt hiển thị các thanh ngang có độ dài khác nhau thể hiện thời gian của mỗi nhiệm vụ trong dự án, gồm thời lượng như ngày bắt đầu và ngày kết thúc.

Biểu đồ Gantt được thiết kế với 2 trục:

  • Trục hoành (trục ngang): thể hiện mốc thời gian hoàn thành công việc.
  • Trục tung (trục dọc): minh họa các đầu mục công việc.

Điều này giúp người quản lý và các thành viên trong nhóm có cái nhìn tổng quan hơn về lịch trình dự án, thời gian hoàn thành, các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các hoạt động khác nhau, giai đoạn dự án. Nó giúp quản lý tài nguyên cũng như theo dõi tiến độ để đưa ra các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng hạn.

2. Các bước lập biểu đồ Gantt 

Trong phần dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 4 bước để lập biểu đồ Gantt đơn giản và hiệu quả. 

Biểu đồ Gantt có thể được tạo qua các phần mềm quản lý dự án hoặc bảng tính như Microsoft Excel hoặc Google Sheet.

2.1 Bước 1: Xác định đầu mục công việc quan trọng

Trước tiên, bạn cần liệt kê hết tất cả các đầu công việc của dự án cũng như các mục tiêu mà dự án cần đạt được. Tiếp đến, bạn cần đặt tên cho dự án và xác định được thời gian sớm nhất để bắt đầu dự án và thời gian ước lượng để thực hiện dự án đó.

2.2 Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các công việc

Ở bước này, bạn cần xác định được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, đây cũng được xem là điểm mạnh của biểu đồ này để thể hiện được mối tương quan giữa các đầu mục công việc, xác định được công việc nào cần thực hiện theo trình tự trước sau, công việc nào có thể thực hiện song song.

Công việc “tuần tự” hay còn gọi là “tuyến tính”: Những công việc phải được thực hiện và hoàn thành trước thì mới tiếp tục được công việc tiếp theo.

Công việc “song song”: Những công việc được thực hiện và hoàn thành cùng lúc với nhau. Một dự án, càng có nhiều đầu mục công việc song song thì thời gian thực hiện càng được rút ngắn.

Biểu đồ Gantt thường có 3 mối liên hệ phổ biến:

  • Start to Start (SS): Công việc SS bắt đầu cho đến khi công việc trước đó bắt đầu.
  • Finish to Finish (FF): Công việc FF kết thúc sau khi công việc trước đó kết thúc.
  • Finish to Start (FS): Công việc FS bắt đầu sau khi công việc trước đó liên quan kết thúc.

Bước 3: Biểu diễn lên biểu đồ Gantt 

Khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết, bạn sẽ tiến hành vẽ biểu đồ Gantt. Bạn có thể vẽ tay hoặc sử dụng các công cụ, phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ quản lý khác như Base Wework, Zoho Projects, Gantt Canva,...giúp cho phép bạn truy cập vào dữ liệu mọi nơi, thuận tiện cho việc thảo luận, báo cáo dự án.

Bước 4: Cập nhật tiến độ dự án

Dự án sẽ được di chuyển theo biểu đồ trục tung thể hiện các công việc đang có tiến triển.

Nhưng trong quá trình triển khai thực tế, dự án sẽ có nhiều yếu tố tác động. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi, cập nhật để không làm chậm trễ tiến độ dự án. Điều này sẽ giúp nhà quản lý dự án cập nhật đầy đủ thông tin một cách rõ ràng và có kế hoạch cho các thành viên và đối tác.

Lời kết: Bài viết trên đây đã giúp người đọc hiểu được biểu đồ Gantt là gì và các bước tạo biểu đồ Gantt hiệu quả. Mong rằng biểu đồ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý dự án một cách có kế hoạch và rõ ràng cho các bên.