Trong môi trường kinh doanh phát triển nhanh chóng ngày nay, nhiều tổ chức đang không ngừng tìm kiếm các phương pháp và khuôn khổ có thể giúp họ đón đầu xu hướng. Một công cụ mạnh mẽ và thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây chính là phương pháp OKR.
1. Phương pháp OKR là gì?
OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi: Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?; Kết quả then chốt ( Key Results): Tôi đến đó bằng cách nào?.
Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân, mạng tính định lượng. Trong khi đó, Key Results là những bước đo lường cần thiết thiết để đặt được mục tiêu đặt ra. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.
2. Nguyên lý hoạt động của OKR.
OKR có nhiều đặc điểm nổi bật so với các phương pháp quản lý mục tiêu khác, phương pháp này hoạt động dựa trên 4 yếu tố niềm tin:
- Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực.
- Tính đo lường được: Key Results được gắn với các mốc có thể đo lường được.
- Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có theo dõi OKR của tổ chức.
- Tính hiệu suất: OKR được dùng để đánh giá hiệu suất, hiệu quả làm việc của nhân viên một cách tối ưu.
3. Các bước ứng dụng OKR.
- Bước 1: Xác định mục tiêu.
- Bước 2: Xác định kết quả chính cần đạt được.
- Bước 3: Căn chỉnh với mục tiêu của nhóm.
- Bước 4: Theo dõi tiến độ.
- Bước 5: Xem xét và phản hồi.
4. Lợi ích của OKR đối với doanh nghiệp.
- Tăng tính liên kết nội bộ: OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
- Tập trung vào các mục tiêu quan trọng: Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng, vấn đề thiết yếu của công ty.
- Tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
- Trao quyền tới nhân viên: Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
- Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.
OKR cho phép người quản lý, lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc. Chiến lược OKR được thiết lập đúng cách sẽ giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận. Thời đại kinh tế nhiều biến động hiện nay cũng chính là thời điểm vàng để triển khai OKR trong doanh nghiệp.