PDCA là một chu trình được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Chu trình này được các doanh nghiệp biết đến trong việc lập kế hoạch, thiết lập công việc, và cải tiến. Vậy để hiểu rõ PDCA là gì? Chu trình của nó được thực hiện như thế nào? Blognhansu sẽ giúp bạn giải đáp nhé.
1. PDCA là gì?
Chu trình PDCA (PDCA Cycle), có tên gọi khác là vòng tròn chất lượng, hay vòng tròn DEMING. Cụm P-D-C-A là viết tắt của: Plan - Lập kế hoạch; Do - Triển khai kế hoạch đã lập.; Check - Kiểm tra việc triển khai kế hoạch; Act - Thực hiện việc điều chỉnh, cải tiến, đào tạo thích hợp, sau đó bắt đầu với việc lập kế hoạch điều chỉnh, cải tiến và thực hiện chu trình PDCA mới.
2. Chu trình PDCA được hoạt động như thế nào trong doanh nghiệp?
2.1 Bước 1: Lập kế hoạch (Plan)
Với bước lập kế hoạch này, doanh nghiệp cần xác định những yếu tố sau:
- Xác định vấn đề cần giải quyết hoặc phòng ngừa.
- Xác định mục tiêu cụ thể của việc lập kế hoạch.
- Những mục tiêu được đặt ra thông qua việc xác định các quy trình, hành động cần thực hiện.
- Xác định được các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động quy trình đó.
Với P, các doanh nghiệp thường sử dụng thông qua sơ đồ Gantt hay thiết lập kế hoạch trong 1 trang giấy.
2.2 Bước 2: Triển khai kế hoạch đã lập (Do)
Chúng ta có thể triển khai như sau:
- Doanh nghiệp cần phổ biến kế hoạch tới các cá nhân/ bộ phận, các phòng ban có liên quan.
- Căn cứ nội dung cụ thể của bản kế hoạch, doanh nghiệp sẽ triển khai công việc vào trong thực tế.
- Ghi lại những dữ liệu, thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện.
=> D sẽ mang lại cơ sở phục vụ về hoạt động đánh giá trong tương lai.
2.3 Bước 3: Kiểm tra việc triển khai kế hoạch (Check)
Tại bước kiểm tra này, doanh nghiệp cần:
- Tổ chức một cuộc đánh giá kiểm tra
- Xác nhận độ hoàn thành cùng kết quả trong thực tế so với những chỉ tiêu được đặt ra trong kế hoạch.
- Phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của chúng tới bản kế hoạch.
- Đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp.
2.4 Bước 4: Thực hiện việc điều chỉnh, cải tiến, đào tạo (Act)
Từ các khó khăn, vấn đề được nhận định từ hoạt động đánh giá, doanh nghiệp cần:
- Thiết lập các biện pháp phòng ngừa, khắc phục cho phù hợp và đạt mức hiệu quả cao.
- Cập nhật các thông tin vào kho dữ liệu, căn cứ vào đó áp dụng vào các hoạt động, dự án trong tương lai.
- Sau khi điều chỉnh, cải tiến thì sẽ thực hiện lập kế hoạch mới và hình thành PDCA mới.
Lời kết: Mong rằng bài viết trên sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ thêm về PDCA là gì và chu trình hoạt động của PDCA. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy comment ở bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé.