Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

   Ngoài trắc nghiệm tính cách MBTI hay DISC thì bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn thêm một loại tính cách nghề nghiệp nữa đó là Holland. Vậy trắc nghiệm Holland là gì? Các loại tính cách của nó. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Trắc nghiệm Holland là gì?

Trắc nghiệm Holland được phát triển bởi tiến sĩ John Holland - nhà tâm lý học người Mỹ. Mật mã Holland (Holland Code) chia con người ra thành 6 loại tính cách khác nhau, viết tắt là RIASEC, tương đương với 6 ngành nghề phù hợp.  Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu rõ từng ngành nghề này nhé.

2. RIASEC - 6 loại tính cách trong trắc nghiệm nghề nghiệp Holland

2.1 Realistic - Nhóm kỹ thuật 

Đây là nhóm quan tâm đến các lĩnh vực khoa học hoặc máy móc và các hoạt động đòi hỏi đến sự phối hợp vận động, kỹ năng và sức mạnh thể chất. Họ là những người sống thực tế, thích công việc chân tay hơn trí óc. Họ dành sự quan tâm lớn tới các yếu tố hữu hình như: địa vị, quyền lực, tiền bạc, vật dụng hay máy móc cụ thể.

Một số ngành nghề phù hợp với họ như: kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học, xây dựng, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, cơ khí, quản lý công nghiệp,...

2.2 Investigate - Nhóm Nghiên cứu

Những người thuộc nhóm nghiên cứu thích suy nghĩ hơn là hành động, tổ chức và thấu hiểu hơn là thuyết phục. Họ thích làm các công việc liên quan đến lý thuyết, nghiên cứu và tìm hiểu trí tuệ. Có thể thấy họ là những người luôn tìm ra cách giải quyết vấn đề xung quanh, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ và thường thích làm việc độc lập.

Một số nhóm nghề nghiệp phù hợp như khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, quản trị mạng máy tính), khoa học tự nhiên (nghiên cứu toán, lý, hóa,...), y - dược (bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nha sĩ,...).

2.3 Artist - Nhóm Nghệ thuật

Nếu bạn thuộc nhóm tính cách này chắc hẳn bạn là một người thích tìm kiếm những ý tưởng mới và sáng tạo, giàu trí tưởng tượng. Nhóm người Nghệ thuật coi trọng sự thể hiện bản thân và không thích làm việc theo khuôn mẫu. Họ dễ dàng bộc lộ cảm xúc hơn những người khác.

Những người thuộc nhóm này hay mang trong mình một khả năng đặc biệt hay tài lẻ nào đó. Các nghề nghiệp thuộc nhóm này bao gồm: nhà văn, nghệ sĩ biểu diễn (ca sĩ, diễn viên, vũ công), nhiếp ảnh gia, thiết kế thời trang, báo chí (bình luận viên, biên tập viên, dẫn chương trình, phóng viên), truyền thông (tổ chức sự kiện, quảng cáo), ...

2.4 Social - Nhóm Xã hội

Là nhóm người biết quan tâm người khác, thích giúp đỡ người khác, hiểu người khác và có khả năng giảng dạy. Con người xã hội coi trọng các hoạt động xã hội, các vấn đề xã hội giữa các cá nhân. Họ có khả năng về ngôn ngữ.

Nhìn chung , họ là những người hướng ngoại, hòa đồng và thích sự cởi mở. Một số ngành nghề cho nhóm người này là giảng viên, hướng dẫn viên du lịch, tư vấn tâm lý, nhân sự, tư vấn - hướng nghiệp, ...

2.5 Enterprising - Nhóm Quản lý

Đây là nhóm có kỹ năng xã hội xuất sắc và giỏi thuyết phục người khác - thường được mô tả là có thể “bán đá cho người Eskimo”. Họ là người dám nghĩ dám làm, nghiêng về lãnh đạo. Họ sẵn sàng chấp nhận thử thách và đối mặt với nhiều khó khăn nên họ luôn có sự hiếu chiến, nhiệt huyết.

Nhóm người này phù hợp với những ngành nghề sau: công an, quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán - tài chính, tiếp viên hàng không,...

2.6 Conventional - Nhóm Nghiệp vụ

Đây là nhóm người có tổ chức, chính xác và bài bản. Họ thích mọi thứ được hoàn thành đúng giờ và họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và quy định.

Họ là những người thích làm việc với con số, dữ liệu báo cáo hoặc công cụ đã được lập trình. Vì vậy, nhóm công việc phù hợp với nhóm người này là luật sư, công an hình sự, thanh tra ngành, giáo viên, ngân hàng, kế toán, hành chính tổng hợp,...

Lời kết: Bài viết trên đây đã cho chúng ta biết được trắc nghiệm Holland là gì và RIASEC là gì. Mong rằng nhờ bài trắc nghiệm tính cách này bạn sẽ tìm ra ngành nghề phù hợp với mình. Chúc các bạn thành công !

Bất kể doanh nghiệp nào cũng đều muốn chiêu mộ được những nhân viên ưu tú, xuất sắc nhất. EVP chính là giải pháp cho vấn đề nan giải này. Vậy EVP là gì? Các bước để xây dựng EVP hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Vậy EVP là gì?

Employee Value Proposition (viết tắt là EVP) nghĩa là định vị giá trị nhân viên, là một khái niệm cơ bản trong tuyển dụng.

EVP được dùng để chỉ ra những đặc trưng của tổ chức, doanh nghiệp mà có thể đem ra để thu hút người lao động. EVP bao gồm:

  • Những thứ hữu hình như: lương thưởng, chế độ đãi ngộ, chương trình đào tạo, tập huấn phát triển,...
  • Những yếu tố vô hình thuộc về giá trị doanh nghiệp như: môi trường làm việc ổn định, tính gắn kết nội bộ, nỗ lực đạt đến sự hoàn hảo,...

2. Các bước xây dựng EVP hiệu quả

Bước 1: Liệt kê các chế độ đãi ngộ doanh nghiệp đang áp dụng

Trước khi bắt tay vào xây dựng EVP bạn hãy đánh giá lại một lượt các chế độ doanh nghiệp đang áp dụng với nhân viên hiện tại. Hãy tự hỏi bản thân “Lý do vì sao mình lại làm việc cho doanh nghiệp?”. Câu trả lời của bạn sẽ được đồng ý bởi phần lớn nhân viên.

Bạn cần liệt kê lợi ích của những chế độ đó vào 2 cột. Cột thứ nhất là lợi ích hữu hình và cột thứ hai là lợi ích vô hình.  Bạn hãy ngẫm nghĩ xem những lợi ích này có đáp ứng được nhu cầu của ứng viên tiềm năng hay không.

Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu ứng viên

Một vài cuộc nghiên cứu được thực hiện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn điều mà ứng viên tiềm năng mong muốn và cần. Bạn có thể bắt đầu từ việc phân tích dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp, có thể là dữ liệu ứng viên mà phần mềm tuyển dụng lưu trữ, hoặc sử dụng công cụ online để khảo sát nội bộ hoặc thực hiện phỏng vấn theo nhóm.

Những câu hỏi mà bạn có thể khảo sát nhân viên:

  • Trên thang điểm 10, bạn đánh giá độ hài lòng của mình khi làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Chế độ nào mà bạn cảm thấy giá trị nhất khi nhận được?
  • Những chế độ mà bạn nhận được có đáp ứng kỳ vọng của bạn không?
  • Bạn có sẵn lòng giới thiệu ứng viên là bạn bè hoặc người thân vào làm việc tại doanh nghiệp không? 

Bạn cũng cần phân tích kết quả thu được bằng cách phân chia chúng với các nhóm nhân viên khác nhau như: nhân viên Sales, Marketing, Developer,... và tìm ra nhu cầu chung nhất của tất cả những nhóm này - đây chính là điều mà bạn nên đề cập đến trong tin đăng tuyển dụng vị trí tương tự.

Nghiên cứu EVP của đối thủ cạnh tranh, biến doanh nghiệp thành nơi lý tưởng trong mắt ứng viên cũng là một cách để tạo ra sự khác biệt.

Bước 3: Luận bàn với cấp quản lý

Bạn hãy đào sâu hơn vào kết quả nghiên cứu bằng cách tham vấn ý kiến của những người có tiếng nói trong doanh nghiệp như cấp quản lý, cổ đông lớn,...Để từ đó bạn sẽ quyết định được chế độ và lợi ích nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng EVP

Với bước này bạn nên tự tạo EVP cho doanh nghiệp. Hãy sử dụng bước 2 và bước 3 để thực hiện hóa những điều mà người lao động đang mong đợi. Bạn có thể sử dụng EVP để đăng bài tuyển dụng như sau:

“Đến với Công ty … bạn sẽ được gì? 

Thu nhập không giới hạn dựa theo năng lực

Được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước

Lộ trình review lương rõ ràng

Không giới hạn số ngày nghỉ phép năm

Bước 5: Áp dụng EVP vào thực tiễn

Nhiệm vụ tiếp theo bạn cần làm là công bố các ứng viên tiềm năng cũng như nhân sự hiện đang làm việc cho doanh nghiệp. EVP cần được đưa vào quá trình tuyển dụng, chẳng hạn như: thông tin tuyển dụng trên website, các mạng xã hội, ấn phẩm marketing của doanh nghiệp,...

Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh EVP 

EVP đưa ra có phù hợp với môi trường doanh nghiệp không? Có đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ứng viên và nhân sự hiện tại. Hãy đo độ hiệu quả của EVP và xem xét điều chỉnh nếu cần để duy trì sự minh bạch trong quản lý và giữ mối quan hệ với nhân viên.

Lời kết,

Blognhansu mong rằng bạn đã hiểu về khái niệm EVP là gì và cách xây dựng EVP hiệu quả để bạn có thể cải thiện cũng như phát triển thương hiệu tuyển dụng trong doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!

Quản trị nhân sự luôn là vấn đề nan giải với mọi doanh nghiệp.Trên thế giới hiện nay có rất nhiều học thuyết quản trị nhân sự được áp dụng một trong số đó là học thuyết XYZ. Vậy học thuyết XYZ là gì? Cách áp dụng học thuyết XYZ trong quản trị nhân sự như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 

1. Vậy học thuyết XYZ là gì? 

1.1 Học thuyết X 

Học thuyết X hình thành từ năm 1960 được Douglas Mc Gregor sáng lập. Học thuyết này đưa ra giả thuyết có thiên hướng tiêu cực của con người:

  • Con người từ khi được sinh ra đã có xu hướng không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức, thay vào đó họ tự cho mình là trung tâm.
  • Bản tính lười biếng, không muốn làm nhiều việc.
  • Không dám chịu trách nhiệm, không có chí tiến thủ, chịu sự lãnh đạo từ người khác.
  • Không có sự đổi mới, không được lanh lợi, dễ bị lôi kéo, lừa đảo với những người có dã tâm.

Từ những giả thuyết đó học thuyết X đưa ra những phương pháp luận truyền thống:

  • Quản lý nghiêm khắc bằng cách trừng phạt.
  • Quản lý ôn hòa dựa trên sự khen thưởng.
  • Quản lý nghiêm khắc và công bằng dựa trên sự trừng phạt và khen thưởng.

Học thuyết X còn được khái quát theo 3 quan điểm:

  • Nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế dựa trên các yếu tố: Vật tư, con người, tiền, thiết bị.
  • Đối với nhân viên, họ cần được chỉ huy, kiểm tra và điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
  • Sử dụng các biện pháp khen thưởng, thuyết phục, trừng phạt để tránh người lao động biểu hiện hoặc chống đối với tổ chức.

Về nội dung:

  • Lý thuyết có phần máy móc, mang thiên hướng tiêu cực về con người.
  • Theo học thuyết, các nhà quản trị họ chỉ có cái nhìn phiến diện về người lao động là họ có nhu cầu về tiền nhưng bản chất lại không thích làm việc. Con người thích bị kiểm soát, càng bị kiểm soát thì họ mới làm tốt công việc.
  • Khen thưởng nếu làm tốt công việc, trừng phạt khi phạm lỗi.

Nhìn chung, thuyết X theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ. Nó có sự nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng cũng đưa ra được cách quản lý linh động phù hợp với một số doanh nghiệp lớn, nhiều lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo của nhân viên.

1.2 Học thuyết Y

Học thuyết này cũng được Douglas Mc Gregor sáng lập vào năm 1960. Là bản chỉnh sửa của học thuyết X với những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, cụ thể:

  • Lười biếng không phải bản tính bẩm sinh của con người nói chung.
  • Con người luôn có khả năng tiềm ẩn vấn đề ở đây là làm sao khơi gợi được tiềm năng đó.\
  • Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu bản thân có sự thỏa mãn.
  • Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí điều là hiện tượng của con người.
  • Đe dọa và điều khiển không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người hoàn thành mục tiêu.
Về nội dung:

  • Lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người và hành vi của con người.
  • Con người thường làm việc theo nhóm, họ thích làm chủ và tự định hướng.
  • Họ sẽ gắn liền với nhóm nếu họ được thỏa mãn về cá nhân.
  • Bản chất của con người là thích làm việc và không trốn tránh khi có thể.
  • Tài năng luôn tiềm ẩn, phải biết khơi dậy đó là vấn đề.
  • Con người muốn và có thể học gánh vác trách nhiệm.
  • Họ không thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát sẽ không làm tốt công việc.
  • Không đánh giá cao về việc trừng phạt khi họ không làm việc.

Học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ chỉ đúng bản chất của con người. Nhưng nó cũng có những mặt hạn chế đó là việc tuân theo học thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý. 

1.3 Học thuyết Z 

Được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước do tiến sĩ W. Ouchi sáng lập xây dựng trên cả lý luận và thực tiễn.

Về nội dung:

  • Nhân viên đưa ra những lời đề nghị của họ sau đó cấp trên mới đưa quyết định.
  • Chế độ làm việc lâu dài để nhân viên an tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm trong công việc, khuyến khích nhân viên đưa ra những phương án đề nghị của mình.
  • Đo đếm, đánh giá chi li, rõ ràng, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.
  • Quan tâm đến mọi vấn đề của người lao động, kể cả gia đình của họ.
  • Nên chú ý khâu đào tạo và phát triển năng lực của nhân viên.
  • Đánh giá, đề bạc nhân viên phải toàn diện, thận trọng.
  • Làm cho công việc hấp dẫn thu hút công nhân vào làm việc.

Thuyết có nhược điểm tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên nhưng lại đưa ra các phương pháp có hiệu quả dẫn đến sự thành công cho công ty. Và nó trở thành học thuyết quản trị nhân sự kinh điển được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

2. Cách áp dụng học thuyết XYZ trong quản lý nhân sự

2.1 Học thuyết X

Khi áp dụng có phần cứng nhắc và có những hạn chế:

  • Nhu cầu với môi trường làm việc chưa được chú trọng.
  • Người lao động tuy thích hưởng thụ nhưng khi có mục tiêu họ sẽ cống hiến hết mình.
  • Sự đổi mới sẽ có tác dụng nếu họ nhìn ra vấn đề.
  • Quản lý phải tạo ra cho người lao động nhìn nhận những lợi ích họ sẽ có khi họ tích cực và chăm chỉ.

2.2 Học thuyết Y

  • Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển thực hiện mục tiêu mà họ đang làm và tự đánh giá thành tích của mình.
  • Có các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng đem lại thu hoạch nội tại.
  • Người quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau.

  • Thực hiện nguyên tắc thống nhất mục tiêu giữa tổ chức và cá nhân.

Mặt khác, cũng giống như thuyết X, thuyết Y không tuyệt đối, nếu 2 thuyết này được kết hợp sẽ hoàn hảo hơn.

2.3 Học thuyết Z: 

Được nhiều công ty Nhật đưa vào ứng dụng thực tế và đưa nước Nhật trở thành cường quốc thế giới, vượt qua các nước Mỹ. Các công ty Mỹ sau đó đã nhìn nhận lại vấn đề, học thuyết này tìm cách ứng dụng để cạnh tranh lại với công ty Nhật. Bên cạnh đó, cũng có những điểm yếu căn bản như tạo ra sức ỳ lớn trong các công ty ở Nhật.

Lời kết,

Mong rằng bài viết trên đã giúp cho bạn có những thông tin hữu ích để giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn và áp dụng được học thuyết XYZ vào quản trị nhân sự.


Mỗi chúng ta đều mang trong mình những khả năng tư duy khác nhau. Tư duy đóng vai trò quan trọng trong mỗi người chúng ta và nó quyết định được sự thành công hay thất bại của chúng ta.

1. Mindset là gì?

Mindset là là tập hợp các thái độ suy nghĩ cá nhân của mình về các tình huống và từ đó thiết lập và đưa ra định hướng để xử lý tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Mindset còn được tập hợp từ thái độ và niềm tin qua suy nghĩ của mỗi người. Hai yếu tố này rất quan trọng trong việc tư duy phát triển con người.

2. Các bước xây dựng Mindset khách hàng hiệu quả 

Có nhiều bước để xây dựng Mindset một cách hiệu quả. Dưới đây là các bước xây dựng điển hình: 

2.1 Bước 1: Đặt mình vào vị trí khách hàng. 

Khi làm việc với khách hàng bạn nên tạo ra sự đồng cảm với họ, phải biết lắng nghe và quan tâm họ để từ đó dễ dàng nói chuyện, hiểu về những vấn đề và mong muốn của khách hàng. 

2.2 Bước 2: Xây dựng các mối quan hệ

Tạo ra được sự tin tưởng của khách hàng bằng sự thân thiện và thấu hiểu để mối quan hệ được thoải mái và có sự bền vững.

2.3 Bước 3: Rộng lượng và hào phóng với khách hàng 

Nhiệt tình với những vấn đề mà khách hàng gặp phải. Phải dùng sự chân thành để tiếp cận khách hàng, tìm ra những vấn đề mà họ gặp phải. 

2.4 Bước 4 : “Vị cứu tinh’’ của khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề

Tìm ra và giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh chóng và chuẩn xác nhất tránh mất thời gian và lòng tin của họ. 

2.5 Bước 5 : Phát triển và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp 

Một doanh nghiệp tốt phụ thuộc vào văn hóa của doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp tốt thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Mindset là gì và cách xây dựng Mindset hiệu quả. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.


Mỗi chúng ta đều mang trong mình những khả năng tư duy khác nhau. Tư duy đóng vai trò quan trọng trong mỗi người chúng ta và nó quyết định được sự thành công hay thất bại của chúng ta.

1. Mindset là gì? 

Từ “mind’’ trong Mindset là thái độ suy nghĩ của mình về nhận định, quan điểm nào đó về các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, từ “set’’ có nghĩa là thiết lập lại các suy nghĩ đó để đưa ra cách xử lý hiệu quả nhất. Vậy Mindset có nghĩa là tập hợp các thái độ suy nghĩ cá nhân của mình về các tình huống. Từ đó, thiết lập và đưa ra định hướng để xử lý tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Mindset còn được tập hợp từ thái độ và niềm tin qua suy nghĩ của mỗi người. Hai yếu tố này rất quan trọng trong việc tư duy phát triển con người.

2. Các loại mindset phổ biến hiện nay 

Có 2 loại mindset phổ biến hiện nay đó là Tư duy cố định (Fixed Mindset) và Tư duy phát triển (Growth Mindset) .

2.1. Tư duy cố định (Fixed Mindset)

Tư duy cố định là tư duy “ăn từ trong máu” của chúng ta, là các khả năng, tố chất hay tài năng mà từ lúc sinh ra chúng ta đã có và vĩnh viễn không thay đổi được. Vậy nên, khi gặp những thử thách trong cuộc sống, những người có lối tư duy này thường có xu hướng tránh né, ỷ lại, dễ dàng bỏ cuộc, sợ mạo hiểm với những thử thách mới và có cảm giác bị đe dọa. 

Về lâu dài có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Điển hình là trong công việc, người mang lối tư duy cố định khi nhiệm vụ gặp vấn đề hay thất bại họ thường suy nghĩ đến việc bỏ cuộc, cho rằng mình không đủ khả năng để làm việc đó. Ngược lại, người mang lối tư duy phát triển, khi gặp nhiệm vụ thất bại học không dễ dàng bỏ cuộc, luôn nâng cao giới hạn bản thân, cho rằng nên cố gắng nhiều hơn.

2.2. Tư duy phát triển (Growth Mindset)

Lối suy nghĩ của tư duy phát triển khác hoàn toàn so với lối tư duy cố định. Những người mang lối tư duy phát triển là những người luôn cố gắng học hỏi, trau dồi để phát triển bản thân từng ngày. Họ có sự đam mê, tin tưởng vào bản thân, không sợ thất bại coi thất bại chỉ là tạm thời và tương lai có thể thay đổi được. Tư duy phát triển là tư duy rất quan trọng mà mỗi người chúng ta nên có để phát triển bản thân.

Dưới đây là một vài lời khuyên để có tư duy phát triển: 

+ Luôn trau dồi và cố gắng học hỏi

+ Tin tưởng vào bản thân 

+ Có lối suy nghĩ tích cực “Thất bại là mẹ thành công”

+ Loại bỏ suy nghĩ về tư duy cố định

+ Đón nhận những lời đánh giá và nhận xét 

+ Có sự đam mê trong công việc 

Vậy bạn thuộc loại Mindset nào?

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Mindset và các loại Mindset phổ biến. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.


   Để quy trình tuyển dụng diễn ra thành công, việc tìm kiếm hồ sơ ứng viên đóng một vai trò khá quan trọng. Boolean search là một phương pháp hữu ích giúp cho nhà tuyển dụng tăng tốc độ tìm kiếm hồ sơ ứng viên để mang lại hiệu quả cao hơn. Vậy Boolean search là gì? Cách tìm ứng viên trong Boolean search như thế nào? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Boolean search là gì?

Boolean search là một công cụ dựa trên thuật toán Boolean do chính nhà toán học George Boolean phát hiện ra. Boolean search được đề cập đến như là hoạt động tìm kiếm theo một cấu trúc nhất định để hỗ trợ người tìm kiếm có thể tùy chỉnh các điều kiện tìm kiếm để thu hẹp và giới hạn phạm vi của kết quả tìm kiếm.

Từ công cụ này, nhà tuyển dụng có thể xác định rõ hơn các nhóm ứng viên tiềm năng, phù hợp mà họ được giới thiệu với những yếu tố cụ thể theo yêu cầu. 

2. Các tìm ứng viên trong Boolean search

Vậy chúng ta tìm ứng viên tiềm năng và phù hợp trong Boolean search như thế nào? Blognhansu sẽ “tiết lộ” với bạn các hàm và cú pháp để tìm kiếm ứng viên một cách dễ dàng nhất nhé.

2.1 Từ khóa (Key words)

Đây là phần quan trọng đầu tiên của phương pháp Boolean search. Các từ khóa chính được sử dụng để tìm kiếm như từ khóa tuyển dụng có thể bao gồm tên vị trí, kỹ năng, vị trí địa lí, học vấn,...

Ví dụ như “nhân sự” là một từ khóa lý tưởng khi bạn cần tìm những hồ sơ ứng viên tiềm năng cho vị trí nhân sự nào đó trong công ty.

2.2 AND 

Có thể sử dụng thuật toán “AND” để kết hợp hai từ khóa khi tìm kiếm. 

Ví dụ: Bạn muốn tìm “nhân sự AND quản lý văn phòng” nếu muốn tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực đó. Khi đó một ứng viên chỉ xuất hiện kinh nghiệm về mặt nhân sự sẽ không xuất hiện trong tìm kiếm của bạn.

2.3 OR

Khi dùng “OR” nó cho phép bạn tìm kiếm ứng viên sở hữu một trong hai từ khóa trong hồ sơ của họ. Các ứng viên thường dùng “OR” để liệt kê phiên bản thay thế khác nhau của một thuật ngữ tương tự để bảo đảm không bỏ sót bất cứ ứng viên nào đủ điều kiện. 

Ví dụ: Khi tìm kiếm “trưởng phòng HR OR trưởng phòng nhân sự” sẽ dẫn đến danh sách các ứng viên có cùng một chức danh công việc trên hồ sơ của họ.

2.4 NOT

“NOT” dùng để loại trừ các kết quả không phù hợp. Ở phía trước “NOT” hãy liệt kê các từ khóa bạn muốn hiển thị trong phần tìm kiếm của minh. Ở phía sau, hãy liệt kê các từ khóa giúp loại trừ những kết quả không đủ điều kiện. Ví dụ: “Giám đốc nhân sự NOT trưởng phòng nhân sự”.

2.5 Dấu ngoặc kép “ ’’ (quotation mark)

Dùng để tìm kiếm nhiều từ khóa cùng nhau một cách chính xác nhất. Tìm kiếm khi không có dấu ngoặc kép sẽ dẫn đến các kết quả không liên quan. 

Ví dụ: Khi tìm kiếm cụm từ “giám đốc HR” các kết quả sẽ đưa về những ứng viên có chức danh chính xác mà bạn đã tìm kiếm.

2.6 Dấu ngoặc đơn ( ) (brackets)

Giúp nhóm các từ khóa lại với nhau để bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp hơn. Công cụ tìm kiếm này sẽ giải quyết các từ khóa trong dấu ngoặc đơn trước khi chuyển sang phần còn lại của tìm kiếm.

Lời kết: Sau khi đọc bài viết này, hi vọng rằng mọi người đã hiểu Boolean search là gì và cách tìm kiếm nó như thế nào. Từ đó, hãy sử dụng công cụ này để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng và phù hợp với công ty của bạn một cách thuận lợi và dễ dàng nhất.

Phương pháp phỏng vấn STAR được nhiều ứng viên sử dụng trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm. Nó ít nhiều đã đem lại thành công cho họ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm về phương pháp này nhé!

1. Phương pháp STAR là gì? Cách dùng phương pháp STAR trong phỏng vấn

STAR là phương pháp cho phép ứng viên trả lời các câu hỏi phỏng vấn hành vi (phỏng vấn tình huống) theo trình tự như sau:

  • Situation (S): Giới thiệu về một sự kiện, dự án hay thử thách bản thân đã đối mặt.
  • Task (T): Trách nhiệm và nhiệm vụ của bạn trong tình huống (dự án, sự kiện, …) đó.
  • Action (A): Bạn đã làm những gì để giải quyết vấn đề và hoàn thành công việc.
  • Result (R): Kết quả đạt được.”

2. Làm thế nào để sử dụng phương pháp phỏng vấn STAR

S - Situation

- Hãy nhớ lại sự kiện đang mong muốn trình bày và cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng để biết nó diễn ra ở đâu, khi nào và lý do là gì.

- Không nên quá dài dòng như kể một câu chuyện, nhưng bạn cần cung cấp đủ ngữ cảnh để người nghe hiểu được điều bạn muốn nói đến là gì.

T - Task

- Bạn cần cho nhà tuyển dụng biết nhiệm vụ của bạn lúc đó là gì

- Từ nhiệm vụ đó, họ có thể đánh giá được phạm vi vấn đề bạn phải giải quyết. Từ đó đưa ra chính xác các chuyên môn, nghiệp vụ và tính hiệu quả cao trong công việc của bạn.

- Đề cập thêm những yêu cầu phát sinh mà bạn chưa từng có kinh nghiệm xử lý trước đó (nếu có). Cách bạn đối phó với những tình huống bất ngờ, bạn phải làm gì để thương lượng và thực hiện khả năng đàm phán của mình cũng là một điểm cộng lớn.

A - Action

- Khi phỏng vấn, hãy trả lời một cách chi tiết nhất về những gì mình đã làm. Bạn cần cụ thể những hành động bạn đã thực hiện, những kỹ năng và kiến thức chuyên môn bạn đã áp dụng vào công việc đó. 

- Đây là phần quan trọng và đáng đầu tư nhất trong buổi phỏng vấn của bạn. Nó là cơ hội để bạn thực hiện những phẩm chất cần có trong công việc bạn đang ứng tuyển, cũng như tính cách cá nhân sẽ được phản ánh qua quá trình làm việc.

R - Result 

- Để kết thúc câu trả lời, hãy đề cập tới kết quả bạn đạt được.

- Nếu tình huống đó được giải quyết thành công, hãy tự hào kể về những thành tựu như số liệu, sự công nhận từ cấp trên hay khách hàng.

- Nếu bạn chỉ giải quyết được một phần và cần sự giúp đỡ của người khác, hãy nói cho họ biết bạn học được những gì.

Như vậy, qua bài viết dưới đây, chúng ta đã hiểu được phương pháp phỏng vấn STAR là gì? Và làm thế nào để dùng phương pháp này để phỏng vấn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn nhé.