Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

  JD được biết đến là một văn bản có vai trò vô cùng thiết yếu trong công tác tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Căn cứ vào văn bản này, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm được các ứng viên theo đúng mục đích và có thể đánh giá hiệu quả việc làm của nhân viên.

1. JD là gì?

JD được viết tắt từ Job Description. Hiểu đơn giản, JD trong tuyển dụng chính là bản mô tả công việc, nhiệm vụ, chức năng của vị trí việc làm nào đó.

Qua JD, có thể nắm được công việc chi tiết của một người để dễ dàng tuyển dụng và quản lý công việc. Một JD hoàn chỉnh sẽ:

  • Đối với nhà tuyển dụng, JD là biểu mẫu giúp HR chỉ ra những điều họ cần và những gì ứng viên nhận được khi ứng tuyển.
  • Đối với người tìm việc, JD thể hiện yêu cầu, lợi ích của công ty yêu cầu ứng viên cần có để tham gia ứng tuyển.

2. Vai trò của JD đối với nhà quản trị.

Giống như CV xin việc làm, JD có vai trò quan trọng với nhà quản trị:

  • Thông qua JD, người quản trị biết cách sắp xếp vị trí công việc phù hợp, nhiệm vụ đã được giải quyết tốt hay chưa để từ đó đánh giá mức độ bất cập trong sơ đồ nhân sự của từng phòng ban.
  • JD là cơ sở để nhà quản trị nắm được cơ cấu tuyển dụng và đào tạo nhân sự phù hợp với mục đích phát triển của doanh nghiệp.
  • JD là cơ sở để giúp người quản lý xây dựng, đánh giá chính sách lương, chế độ phúc lợi cho nhân viên và đảm bảo sự cân bằng giữa các vị trí.

3. Các bước xây dựng JD.

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng JD: Khi lập kế hoạch xây dựng JD, cần xác định nhiệm vụ mà công việc cần phải đạt được, trách nhiệm của người thực hiện và biết cách kiểm tra, đánh giá. Một bản kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được được mục tiêu mà mình mong muốn.

Bước 2: Thu thập thông tin vị trí tuyển dụng: Cần thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến vị trí tuyển dụng, về doanh nghiệp. Có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin để JD được đầy đủ thông tin nhất. Một số nguồn có thể tham khảo như bảng phân tích công việc, kế hoạch timeline làm việc của nhân viên trước, của phòng ban khác, doanh nghiệp khác. 

Bước 3: Phác thảo bản mô tả công việc: Dựa trên những thông tin đã chọn lọc trước đó, người làm JD sẽ thu thập, tổng hợp và phác thảo ra một bản mô tả công việc sơ khai. Mục đích của việc phác thảo này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung ra nội dung bao quát, phạm vi công việc chung.

Bước 4: Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người chịu trách nhiệm chính cho JD và người quản lý cần trao đổi lại với nhau để thống nhất nội dung công việc chuẩn. Khi phê chuẩn bản mô tả công việc, cần nhìn dưới góc độ của nhân viên, để có hướng xử lý đối với những tình huống bất ngờ khi đăng tin hay phỏng vấn.

4. Những hạn chế của JD.

Hạn chế lớn nhất của JD đó là nó không thể lường trước được khối lượng công việc thực tế phải làm. JD chỉ có thể mô tả ngắn gọn, cơ bản công việc chính của một vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Khi vào làm việc sẽ có nhiều công việc phát sinh, dẫn đến việc bản mô tả công việc chưa được đầy đủ.

Mỗi JD chỉ phù hợp với một vị trí, trong một thời điểm nhất định. Nó không thể thay đổi nhanh chóng, linh hoạt theo doanh nghiệp, dẫn đến việc JD rất dễ lỗi thời. Và không phải cứ có một bản mô tả công việc thu hút là có thể thuyết phục được ứng viên làm việc. Những yếu tố khác diễn ra vào buổi phỏng vấn cũng hết sức quan trọng.

Với những vị trí quản lý cấp cao, JD không thể quyết định được công việc mà họ sẽ làm. Bởi vì những người ở cấp quản lý có phương pháp làm việc hoàn toàn khác, họ luôn có cách để giúp công việc được hoàn thành tốt hơn. 

Lời kết,

Các JD hoàn chỉnh và được viết tốt, rõ ràng cho phép bộ phận nhân sự xây dựng một kế hoạch nhằm thúc đẩy quy trình tuyển dụng, tạo ra sự gắn kết và giữ chân nhân viên thành công. Hy vọng bài viết này giúp cho nhà tuyển dụng tương lai biết JD là gì và cách xây dựng JD thu hút.


 Sơ đồ tư duy là thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với mọi người, đặc biệt là các đối tượng như học sinh, sinh viên và người đi làm. Và nó là phương pháp giúp ích rất nhiều trong học tập và công việc của mỗi chúng ta.

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chú ý tưởng, thông tin dưới dạng trực quan. Sử dụng ngôn từ ngắn gọn, rõ ràng, hình ảnh minh họa sinh động lôi cuốn để diễn giải các nhiệm vụ, định nghĩa và khái niệm một cách đơn giản hóa. Thông qua đó, người dùng nó có thể nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn.

2. Tại sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta cần biết những lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại:

2.1. Giúp hệ thống thông tin.

Khi vẽ sơ đồ tư duy, bạn có thể nhìn được bao quát các vấn đề, công việc với chủ đề tương ứng, mối quan hệ, liên kết của từng ý nhỏ riêng lẻ với những mục lớn và chủ đề chính. Nhờ ưu điểm này mà sơ đồ tư duy được xem là công cụ rất hữu ích để trình bày ý tưởng, thông tin cho người khác vì tính đơn giản, dễ hiểu của nó.

2.2. Giúp dễ dàng ghi nhớ và xử lý các thông tin.

Sơ đồ tư duy thể hiện thông tin một cách trực quan. Vì vậy, chúng có một số yếu tố kích hoạt trí nhớ mạnh mẽ như hình ảnh, màu sắc, hình dạng mà liên kết giúp bộ não chúng ta xử lý và ghi nhớ một lượng lớn thông tin.

2.3. Giúp tăng sự sáng tạo và tư duy logic.

Trong sơ đồ tư duy không chỉ có mỗi chữ viết hay con số mà nó còn có những hình ảnh, hình vẽ, đường nét móc nối, không bị gò bó hay khuôn mẫu. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo, tư duy sắp xếp một cách logic của mỗi người.

2.4. Giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Sơ đồ tư duy giúp bạn học nhanh hơn, ghi nhớ và động não hiệu quả hơn. Cho dù bạn có phải làm một chủ đề lớn, rộng thì sơ đồ tư duy cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều.

Những lưu ý để tạo được sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo:

+ Xác định rõ ý chính

+ Thêm nhanh khi cần thiết

+ Sử dụng từ khóa, phân loại mỗi nhánh

+ Chia màu khác nhau cho mỗi nhánh

+ Sử dụng hình ảnh minh họa

3. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong học tập, làm việc.

3.1. Trong học tập

Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập là điều không quá xa lạ vì hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Với lượng kiến thức khổng lồ và rất nhiều thông tin cần nạp vào mỗi ngày, sơ đồ tư duy chính là trợ thủ đắc lực hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức học tập trở nên dễ dàng hơn. Nó có thể áp dụng với hầu hết các môn học, điểm số và thành tích cũng sẽ được nâng cao hơn.

3.2. Trong công việc

Vận dụng sơ đồ tư duy trong công việc, sẽ giúp xây dựng ý tưởng sáng tạo từ một ý tưởng lớn chung. Với khối lượng công việc lớn, thứ tự công việc vì thế cũng sẽ được sắp xếp theo một cách khoa học, đơn giản và dễ hiểu hơn, khi các đầu mục được liên kết với nhau một cách có trật tự và chi tiết thông qua các ý trung tâm và những đường nhánh trong sơ đồ này.

Như vậy, với rất nhiều lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại chúng ta đã trả lời được câu hỏi trên “Tại sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?”. Nó chính là một công cụ, một phương pháp vô cùng cần thiết trong việc học tập và làm việc của mỗi chúng ta. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy và lợi ích của nó. Hãy vận dụng nó để tiết kiệm thời gian và ghi nhớ thông tin nhanh hơn nhé.

Task Batching là gì? Đây là một phương pháp quản lý thời gian giúp bạn tối ưu hóa năng suất làm việc. Để hiểu rõ hơn về Task Batching cũng như ưu, nhược điểm của nó thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1.Vậy Task Batching là gì?

Task Batching (hay Batching Processing) là một phương pháp quản lý công việc hoặc xử lý các chế tác vụ bằng cách tổng hợp và thực hiện chúng đồng loạt trong một khoảng thời gian cụ thể, thay vù thực hiện chúng theo từng thao tác nhiệm vụ riêng lẻ.

Phương pháp này thường được nhiều người sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất làm việc cũng như tiết kiệm thời gian. Nó giúp giảm bớt thời gian chuyển đổi giữa các tác vụ, tăng cường sự tập trung và được áp dụng trong nhiều linh vực như: công việc hàng ngày, sản xuất, quản lý dự án và nhiều loại ứng dụng khác.

2. Ưu và nhược điểm của Task Batching 

2.1 Ưu điểm của phương pháp Task Batching

  • Tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
  • Giảm stress và mệt mỏi.
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Tăng khả năng tập trung.
  • Tăng hiệu quả quản lý thời gian.
  • Áp dụng trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ khách hàng, quản lý dự án và cả cuộc sống cá nhân.

2.2 Một số nhược điểm của Task Batching

  • Phụ thuộc vào ngữ cảnh. VD như: các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao hay một số công việc đòi hỏi sự phán đoán và ứng phó nhanh chóng với thay đổi không phù hợp với phương pháp Task Batching này.
  • Hiệu suất phụ thuộc vào khả năng cá nhân.
  • Không phù hợp với công việc phức tạp.
  • Mất tập trung.
  • Mất nhiều thời gian để thích nghi.

3. Lưu ý khi áp dụng phương pháp Task Batching

  • Ưu tiên mức độ quan trọng.
  • Phân chia thời gian hợp lý.
  • Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng để tập trung làm việc.
  • Tạo sự thử thách.
  • Sử dụng công cụ quản lý thời gian.
  • Tập trung vào kết quả, không phải thời gian.
  • Tạo sự linh hoạt, sáng tạo.
  • Học hỏi và cải thiện.

Lời kết: Tóm lại, Task Batching thực sự là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả hơn, quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách thông minh. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Task Batching và ưu, nhược điểm của nó.


Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức training phổ biến nhất hiện nay. Vậy quy trình training nhân sự như thế nào? 

1. Vai trò của training 

Đối với Doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp thì việc training sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không? 

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nhân viên sẽ giúp nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực và giúp nhân viên quen việc, làm đúng quy trình từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giúp nhân viên hệ thống hóa công việc và từ đó tránh được những sai sót không mong muốn.

Đối với nhân viên

Training là việc làm giúp nhân viên làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training sẽ giúp nhân viên nắm được các đầu việc phải làm và đồng thời thành thục quy trình làm việc. Thêm vào đó, training còn giúp nhân viên mới làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty. 

Đối với nhân viên cũ, quá trình training sẽ giúp nhân viên nâng cao chất lượng công việc, từ đó xác định được chất lượng công việc của mình, từ đó xác định được mục tiêu cá nhân. 

2. Quy trình Training nhân sự

2.1 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Doanh nghiệp khó có thể xây dựng quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do đó, trước khi lên kế hoạch đào tạo, cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo.


Bộ phận đào tạo nên liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu đào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng đến.

2.2 Xây dựng quy trình đào tạo

Bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một số mục chính của quy trình training nhân viên bao gồm:
  • Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ.
  • Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình đào tạo.
  • Nhân sự hoặc phòng ban phụ trách.
  • Đối tượng tham gia.
  • Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự.
  • Phân bổ thời gian cụ thể, địa điểm và chi phí.
  • Các điều kiện ràng buộc khác cần lưu ý.

2.3 Triển khai và đánh giá kết quả

Sau khi xong kế hoạch đào tạo nhân viên, doanh nghiệp nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này sẽ giúp họ hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của buổi đào tạo. Thực tế, nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực các buổi training vì họ không cảm thấy ý nghĩa của chúng và áp dụng như thế nào trong thực tế.

Để quá trình đào tạo được thành công cần có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc. Việc training phải gắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Lời kết: Bất cứ ai khi bắt đầu đi làm cũng phải trải qua quá trình training. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa, các hình thức và các bước để training trong doanh nghiệp.

  Con người thường ưu tiên các nhiệm vụ khẩn cấp hơn so với các công việc dài hạn. Bạn dần tập trung quá nhiều vào đó và thường bỏ qua những việc quan trọng cần làm của mình. Để phân biệt và cân bằng giữa nhiệm vụ khẩn cấp và quan trọng, ma trận Eisenhower sẽ giúp cho bạn cải thiện khả năng quản lý thời gian của mình. 

1. Ma trận Eisenhower là gì?

Ma trận quản lý thời gian Eisenhower hay còn được gọi là ma trận ưu tiên của Eisenhower là phương pháp quản lý thời gian hiệu quả dựa trên tiêu chí khẩn cấp và quan trọng. 

Eisenhower là một công cụ quyết định đơn giản và được chia danh sách làm việc ra thành 4 cấp độ : nhiệm vụ quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp và không khẩn cấp. Nó chia thành 4 hộp ưu tiên với những nhiệm vụ bạn nên tập trung vào trước và những nhiệm vụ bạn nên ủy quyền hoặc loại bỏ nó.

2. 4 cấp độ ma trận của Eisenhower

Cách áp dụng Eisenhower sẽ trải qua 4 cấp độ:

  • Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ phải làm ngay lập tức).
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
  • Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).

2.1 Cấp độ 1: Quan trọng, khẩn cấp 

Với cấp độ này chiếm từ 15-20%, công việc là ưu tiên số 1, phải làm ngay. Bao gồm 3 loại công việc:

  • Xảy ra không đoán trước: Bệnh tật, cuộc họp khẩn cấp, nhiệm vụ bất ngờ,....
  • Đoán trước được: Cuộc họp đã lên kế hoạch trước, họp định kỳ,...
  • Do trì hoãn để tới sát hạn chót: Làm báo cáo, thuyết trình, kiểm tra,....

2.2 Cấp độ 2: Quan trọng, không khẩn cấp

Chiếm từ 60-65% thời gian. Nhiệm vụ không khẩn cấp nhưng quan trọng sẽ giúp bạn quản lý được thời gian tốt, đạt mục tiêu lâu dài. Bạn cần lên lịch, lên kế hoạch để tránh tình trạng bỏ sót, lãng quên bởi quá tập trung vào các nhiệm vụ khẩn cấp.

Những người năng suất và thành công đều nhờ vào việc họ dành phần lớn thời gian của họ vào công việc này. Và được tác giả của cuốn sách “7 thói quen của những người có tầm ảnh hưởng lớn” - Stephen Covey gọi là Góc phần tư của chất lượng.

2.3 Cấp độ 3: Không quan trọng, khẩn cấp

Những việc này không quan trọng nhưng lại đột ngột xuất hiện khiến bạn không kiểm soát được. Thông thường nó được khuyến khích ủy quyền cho người khác thay vì mất thời gian xử lý. Hoặc bạn nên tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự. Cấp độ nên chiếm từ 10-15%.

2.4 Cấp độ 4: Không quan trọng, không khẩn cấp

Bạn nên cắt giảm thậm chí là loại bỏ các khoảng thời gian không cần thiết như: chơi game, tán gẫu bạn bè, uống cà phê, xem phim,...Bạn nên chỉ dành dưới 5% cho cấp độ này. Vì chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại được lợi ích gì đáng kể.

Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về ma trận eisenhower. Với phương pháp quản lý thời gian này, bạn sẽ biết đánh giá lại các nhiệm vụ ưu tiên của mình, biết phân loại và giải quyết được các thứ tự ưu tiên. Đồng thời, bạn sẽ học được các tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn là các sự khẩn cấp không cần thiết.

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp doanh nghiệp thành công. Adhocracy culture là một mô hình doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng trong môi trường sáng tạo.

1. Adhocracy culture là gì?

Adhocracy culture hay văn hóa sáng tạo là dạng văn hóa thúc đẩy sự linh hoạt, khuyến khích nhân viên sử dụng tư duy sáng tạo và cùng nhau tìm ra giải pháp, thích ứng với các tình huống và khó khăn mới. Đây là hệ thống văn hóa doanh nghiệp tổ chức và quản lý linh hoạt, bài xích sự cứng nhắc.

Doanh nghiệp nếu áp dụng tốt văn hóa sáng tạo có thể phát triển thành một tổ chức năng động và phức tạp,  cách thức hoạt động khác xa hoàn toàn với văn hóa thông thường. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt và hành động theo các cơ hội mới nhanh nhất để có được lợi thế cạnh tranh.

2. Ưu và nhược điểm của Adhocracy culture

* Ưu điểm:

Văn hóa adhocracy có những ưu điểm riêng của nó như:

Quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt.

Các nhân viên thường đa tài và có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm.

Tổ chức adhocracy culture thường có sự đổi mới, “phóng khoáng” hơn, phù hợp với những người trẻ và sáng tạo.

Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến mà không sợ bị gạt bỏ.

Môi trường làm việc không quá nghiêm túc vì tập trung nhiều hơn vào sự hợp tác và làm việc nhóm.

* Nhược điểm:

Văn hóa adhocracy còn có một vài nhược điểm cần được khắc phục như:

Dễ xung đột và khó giải quyết.

Các giải pháp đưa ra nửa vời.

Độ cạnh tranh cao.

Các tập đoàn lớn có hội đồng có thể khó chấp nhận một tổ chức không có hệ thống phân cấp chính thức

Không phù hợp với những người thích truyền thống hơn ứng biến.

Lời kết: Mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu được adhocracy là gì và ưu nhược điểm khi sử dụng nó. Để biết thêm về các mô hình văn hóa doanh nghiệp khác, hãy cùng xem thêm các bài viết khác tại blog nhé!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

   Đôi khi, để giải quyết các vấn vấn đề phức tạp, chúng ta cần nhìn xa hơn những giới hạn quen thuộc. Đó là lúc chúng ta cần suy nghĩ theo cách không truyền thống - “outside the box”- nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, khác biệt và đột phá.

1. Outside the box là gì?

Think outside the box hay tư duy đột phá được hiểu là lối tư duy sáng tạo theo hướng khác biệt, không bị gò bó hay đi theo lối mòn thông thường. Kiểu tư duy này thường được sử dụng để đưa ra các quyết định khó khăn, đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo đối với các vấn đề. Nó liên quan đến việc nhìn nhận một vấn đề từ một góc nhìn khác và đưa ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất.

2. Tại sao Outside the box lại quan trọng?

Những lợi ích của outside the box mang lại sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi trên:

2.1. Có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống.

Mở rộng quan điểm có thể mở ra một góc nhìn mới về các sự kiện trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi chúng ta. Nếu sẵn lòng xem xét các quan điểm khác nhau và các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề, chúng ta có thể phát triển những giải pháp hiệu quả và phù hợp hơn.

2.2. Có chất lượng làm việc tốt hơn.

Tư duy sáng tạo - outside the box giúp tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hơn.

2.3. Sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề.

Think outside the box có thể giúp ích rất nhiều trong công việc của mỗi người. Vì tư duy đột phá thường cho phép chúng ta tưởng tượng ra các phương pháp tiếp cận không thông thường để giải quyết vấn đề.

2.4. Khả năng thích ứng cao hơn.

Sự thay đổi trong sự nghiệp là không thể tránh khỏi, vì xu hướng luôn biến đổi theo nhu cầu của khách hàng. Để duy trì sự thích nghi, hãy tư duy đột phá và phát triển tầm nhìn xa, từ đó tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong tương lai.

Các bước thực hiện tư duy ngoài chiếc hộp - think outside the box: 

1. Nhận biết ý tưởng hiện tại

2. Mở rộng kiến thức và tìm hiểu

3. Đặt câu hỏi và thách thức giả định

4. Sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo

5. Kết hợp ý tưởng và tạo ra giải pháp mới

6. Kiểm tra và thử nghiệm

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Think outside the box và tầm quan trọng của nó. Hãy vận dụng nó trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả cao hơn nhé.