Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

Task Batching là gì? Đây là một phương pháp quản lý thời gian giúp bạn tối ưu hóa năng suất làm việc. Để hiểu rõ hơn về Task Batching cũng như ưu, nhược điểm của nó thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1.Vậy Task Batching là gì?

Task Batching (hay Batching Processing) là một phương pháp quản lý công việc hoặc xử lý các chế tác vụ bằng cách tổng hợp và thực hiện chúng đồng loạt trong một khoảng thời gian cụ thể, thay vù thực hiện chúng theo từng thao tác nhiệm vụ riêng lẻ.

Phương pháp này thường được nhiều người sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất làm việc cũng như tiết kiệm thời gian. Nó giúp giảm bớt thời gian chuyển đổi giữa các tác vụ, tăng cường sự tập trung và được áp dụng trong nhiều linh vực như: công việc hàng ngày, sản xuất, quản lý dự án và nhiều loại ứng dụng khác.

2. Ưu và nhược điểm của Task Batching 

2.1 Ưu điểm của phương pháp Task Batching

  • Tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
  • Giảm stress và mệt mỏi.
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Tăng khả năng tập trung.
  • Tăng hiệu quả quản lý thời gian.
  • Áp dụng trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ khách hàng, quản lý dự án và cả cuộc sống cá nhân.

2.2 Một số nhược điểm của Task Batching

  • Phụ thuộc vào ngữ cảnh. VD như: các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao hay một số công việc đòi hỏi sự phán đoán và ứng phó nhanh chóng với thay đổi không phù hợp với phương pháp Task Batching này.
  • Hiệu suất phụ thuộc vào khả năng cá nhân.
  • Không phù hợp với công việc phức tạp.
  • Mất tập trung.
  • Mất nhiều thời gian để thích nghi.

3. Lưu ý khi áp dụng phương pháp Task Batching

  • Ưu tiên mức độ quan trọng.
  • Phân chia thời gian hợp lý.
  • Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng để tập trung làm việc.
  • Tạo sự thử thách.
  • Sử dụng công cụ quản lý thời gian.
  • Tập trung vào kết quả, không phải thời gian.
  • Tạo sự linh hoạt, sáng tạo.
  • Học hỏi và cải thiện.

Lời kết: Tóm lại, Task Batching thực sự là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả hơn, quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách thông minh. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Task Batching và ưu, nhược điểm của nó.


Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức training phổ biến nhất hiện nay. Vậy quy trình training nhân sự như thế nào? 

1. Vai trò của training 

Đối với Doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp thì việc training sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không? 

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nhân viên sẽ giúp nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực và giúp nhân viên quen việc, làm đúng quy trình từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giúp nhân viên hệ thống hóa công việc và từ đó tránh được những sai sót không mong muốn.

Đối với nhân viên

Training là việc làm giúp nhân viên làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training sẽ giúp nhân viên nắm được các đầu việc phải làm và đồng thời thành thục quy trình làm việc. Thêm vào đó, training còn giúp nhân viên mới làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty. 

Đối với nhân viên cũ, quá trình training sẽ giúp nhân viên nâng cao chất lượng công việc, từ đó xác định được chất lượng công việc của mình, từ đó xác định được mục tiêu cá nhân. 

2. Quy trình Training nhân sự

2.1 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Doanh nghiệp khó có thể xây dựng quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do đó, trước khi lên kế hoạch đào tạo, cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo.


Bộ phận đào tạo nên liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu đào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng đến.

2.2 Xây dựng quy trình đào tạo

Bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một số mục chính của quy trình training nhân viên bao gồm:
  • Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ.
  • Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình đào tạo.
  • Nhân sự hoặc phòng ban phụ trách.
  • Đối tượng tham gia.
  • Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự.
  • Phân bổ thời gian cụ thể, địa điểm và chi phí.
  • Các điều kiện ràng buộc khác cần lưu ý.

2.3 Triển khai và đánh giá kết quả

Sau khi xong kế hoạch đào tạo nhân viên, doanh nghiệp nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này sẽ giúp họ hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của buổi đào tạo. Thực tế, nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực các buổi training vì họ không cảm thấy ý nghĩa của chúng và áp dụng như thế nào trong thực tế.

Để quá trình đào tạo được thành công cần có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc. Việc training phải gắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Lời kết: Bất cứ ai khi bắt đầu đi làm cũng phải trải qua quá trình training. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa, các hình thức và các bước để training trong doanh nghiệp.

  Con người thường ưu tiên các nhiệm vụ khẩn cấp hơn so với các công việc dài hạn. Bạn dần tập trung quá nhiều vào đó và thường bỏ qua những việc quan trọng cần làm của mình. Để phân biệt và cân bằng giữa nhiệm vụ khẩn cấp và quan trọng, ma trận Eisenhower sẽ giúp cho bạn cải thiện khả năng quản lý thời gian của mình. 

1. Ma trận Eisenhower là gì?

Ma trận quản lý thời gian Eisenhower hay còn được gọi là ma trận ưu tiên của Eisenhower là phương pháp quản lý thời gian hiệu quả dựa trên tiêu chí khẩn cấp và quan trọng. 

Eisenhower là một công cụ quyết định đơn giản và được chia danh sách làm việc ra thành 4 cấp độ : nhiệm vụ quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp và không khẩn cấp. Nó chia thành 4 hộp ưu tiên với những nhiệm vụ bạn nên tập trung vào trước và những nhiệm vụ bạn nên ủy quyền hoặc loại bỏ nó.

2. 4 cấp độ ma trận của Eisenhower

Cách áp dụng Eisenhower sẽ trải qua 4 cấp độ:

  • Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ phải làm ngay lập tức).
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
  • Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).

2.1 Cấp độ 1: Quan trọng, khẩn cấp 

Với cấp độ này chiếm từ 15-20%, công việc là ưu tiên số 1, phải làm ngay. Bao gồm 3 loại công việc:

  • Xảy ra không đoán trước: Bệnh tật, cuộc họp khẩn cấp, nhiệm vụ bất ngờ,....
  • Đoán trước được: Cuộc họp đã lên kế hoạch trước, họp định kỳ,...
  • Do trì hoãn để tới sát hạn chót: Làm báo cáo, thuyết trình, kiểm tra,....

2.2 Cấp độ 2: Quan trọng, không khẩn cấp

Chiếm từ 60-65% thời gian. Nhiệm vụ không khẩn cấp nhưng quan trọng sẽ giúp bạn quản lý được thời gian tốt, đạt mục tiêu lâu dài. Bạn cần lên lịch, lên kế hoạch để tránh tình trạng bỏ sót, lãng quên bởi quá tập trung vào các nhiệm vụ khẩn cấp.

Những người năng suất và thành công đều nhờ vào việc họ dành phần lớn thời gian của họ vào công việc này. Và được tác giả của cuốn sách “7 thói quen của những người có tầm ảnh hưởng lớn” - Stephen Covey gọi là Góc phần tư của chất lượng.

2.3 Cấp độ 3: Không quan trọng, khẩn cấp

Những việc này không quan trọng nhưng lại đột ngột xuất hiện khiến bạn không kiểm soát được. Thông thường nó được khuyến khích ủy quyền cho người khác thay vì mất thời gian xử lý. Hoặc bạn nên tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự. Cấp độ nên chiếm từ 10-15%.

2.4 Cấp độ 4: Không quan trọng, không khẩn cấp

Bạn nên cắt giảm thậm chí là loại bỏ các khoảng thời gian không cần thiết như: chơi game, tán gẫu bạn bè, uống cà phê, xem phim,...Bạn nên chỉ dành dưới 5% cho cấp độ này. Vì chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại được lợi ích gì đáng kể.

Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về ma trận eisenhower. Với phương pháp quản lý thời gian này, bạn sẽ biết đánh giá lại các nhiệm vụ ưu tiên của mình, biết phân loại và giải quyết được các thứ tự ưu tiên. Đồng thời, bạn sẽ học được các tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn là các sự khẩn cấp không cần thiết.

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp doanh nghiệp thành công. Adhocracy culture là một mô hình doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng trong môi trường sáng tạo.

1. Adhocracy culture là gì?

Adhocracy culture hay văn hóa sáng tạo là dạng văn hóa thúc đẩy sự linh hoạt, khuyến khích nhân viên sử dụng tư duy sáng tạo và cùng nhau tìm ra giải pháp, thích ứng với các tình huống và khó khăn mới. Đây là hệ thống văn hóa doanh nghiệp tổ chức và quản lý linh hoạt, bài xích sự cứng nhắc.

Doanh nghiệp nếu áp dụng tốt văn hóa sáng tạo có thể phát triển thành một tổ chức năng động và phức tạp,  cách thức hoạt động khác xa hoàn toàn với văn hóa thông thường. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt và hành động theo các cơ hội mới nhanh nhất để có được lợi thế cạnh tranh.

2. Ưu và nhược điểm của Adhocracy culture

* Ưu điểm:

Văn hóa adhocracy có những ưu điểm riêng của nó như:

Quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt.

Các nhân viên thường đa tài và có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm.

Tổ chức adhocracy culture thường có sự đổi mới, “phóng khoáng” hơn, phù hợp với những người trẻ và sáng tạo.

Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến mà không sợ bị gạt bỏ.

Môi trường làm việc không quá nghiêm túc vì tập trung nhiều hơn vào sự hợp tác và làm việc nhóm.

* Nhược điểm:

Văn hóa adhocracy còn có một vài nhược điểm cần được khắc phục như:

Dễ xung đột và khó giải quyết.

Các giải pháp đưa ra nửa vời.

Độ cạnh tranh cao.

Các tập đoàn lớn có hội đồng có thể khó chấp nhận một tổ chức không có hệ thống phân cấp chính thức

Không phù hợp với những người thích truyền thống hơn ứng biến.

Lời kết: Mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu được adhocracy là gì và ưu nhược điểm khi sử dụng nó. Để biết thêm về các mô hình văn hóa doanh nghiệp khác, hãy cùng xem thêm các bài viết khác tại blog nhé!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

   Đôi khi, để giải quyết các vấn vấn đề phức tạp, chúng ta cần nhìn xa hơn những giới hạn quen thuộc. Đó là lúc chúng ta cần suy nghĩ theo cách không truyền thống - “outside the box”- nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, khác biệt và đột phá.

1. Outside the box là gì?

Think outside the box hay tư duy đột phá được hiểu là lối tư duy sáng tạo theo hướng khác biệt, không bị gò bó hay đi theo lối mòn thông thường. Kiểu tư duy này thường được sử dụng để đưa ra các quyết định khó khăn, đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo đối với các vấn đề. Nó liên quan đến việc nhìn nhận một vấn đề từ một góc nhìn khác và đưa ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất.

2. Tại sao Outside the box lại quan trọng?

Những lợi ích của outside the box mang lại sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi trên:

2.1. Có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống.

Mở rộng quan điểm có thể mở ra một góc nhìn mới về các sự kiện trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi chúng ta. Nếu sẵn lòng xem xét các quan điểm khác nhau và các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề, chúng ta có thể phát triển những giải pháp hiệu quả và phù hợp hơn.

2.2. Có chất lượng làm việc tốt hơn.

Tư duy sáng tạo - outside the box giúp tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hơn.

2.3. Sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề.

Think outside the box có thể giúp ích rất nhiều trong công việc của mỗi người. Vì tư duy đột phá thường cho phép chúng ta tưởng tượng ra các phương pháp tiếp cận không thông thường để giải quyết vấn đề.

2.4. Khả năng thích ứng cao hơn.

Sự thay đổi trong sự nghiệp là không thể tránh khỏi, vì xu hướng luôn biến đổi theo nhu cầu của khách hàng. Để duy trì sự thích nghi, hãy tư duy đột phá và phát triển tầm nhìn xa, từ đó tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong tương lai.

Các bước thực hiện tư duy ngoài chiếc hộp - think outside the box: 

1. Nhận biết ý tưởng hiện tại

2. Mở rộng kiến thức và tìm hiểu

3. Đặt câu hỏi và thách thức giả định

4. Sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo

5. Kết hợp ý tưởng và tạo ra giải pháp mới

6. Kiểm tra và thử nghiệm

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Think outside the box và tầm quan trọng của nó. Hãy vận dụng nó trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả cao hơn nhé.

Pitching là một định nghĩa khá mới mẻ trong hoạt động khởi nghiệp. Vậy pitching là gì? Các yếu tố chủ chốt của Winning Pitch là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ về chủ đề này nhé.

1. Pitching là gì?

Pitching là hoạt động trình bày, diễn giải hoặc thuyết trình để thuyết phục khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác đồng ý bỏ tiền ra để rót vốn cho ý tưởng kinh doanh của bạn. Thông thường, pitching trình bày về ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp trước những nhà đầu tư, về tính khả thi của dự án để làm sao thuyết phục được các nhà đầu tư một cách có lý và hiệu quả nhất.

Pitching đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng mềm như: nội dung trình bày, hình ảnh truyền tải, cử chỉ điệu bộ, giọng nói truyền cả, phong cách ăn mặc,...để làm sao thuyết phục được các nhà đầu tư hoặc ít nhất là xây dựng được thiện cảm với các đối tác, các nhà đầu tư trong tương lai.

2. Các yếu tố chủ chốt của một Winning Pitch 

2.1 Hook

Hook - Điểm níu chân khán giả, là những gì tốt nhất giúp thu hút khán giá của bạn ngay từ đầu. Nó còn thu hút sự chú ý, kích thích tư duy được thiết kế riêng để cộng hưởng với người nghe của bạn.

Bằng cách khơi gợi sự tò mò và thiết lập mối liên hệ cảm xúc, một Hook hấp dẫn, mạnh mẽ có thể ở dạng câu hỏi tu từ, một sự thật đáng kinh ngạc hoặc một câu trích dẫn đầy cảm hứng chắc chắn sẽ khiến họ tò mò và là nền tảng cho một buổi Pitching thành công.

2.2 Vấn đề

Đây là phần trọng tâm của một Winning Pitch. Nó nằm ở khả năng xác định và trình bày rõ ràng những điểm khó khăn và thách thức mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang tìm cách giải quyết. Bằng cách thừa nhận những vấn đề hiện có và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng, tạo ra một bối cảnh có thể tin cậy được cho giải pháp của mình.

Yếu tố này giúp bạn nhân cách hóa sản phẩm, tạo sự đồng cảm và mong muốn tạo sự khác biệt khiến nó phù hợp hơn với nhu cầu của người nghe.

2.3 Giải pháp 

Khi vấn đề đã được đặt ra, bạn cần công bố những giải pháp một cách rõ ràng và hợp lý. Phác thảo rõ ràng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được định vị một cách độc đáo để giải quyết những thách thức đã xác định. Đề xuất giá trị và nhấn mạnh những lợi ích cụ thể mà giải pháp của bạn mang lại.

Bằng cách truyền đạt rõ ràng những “phương thức” đằng sau giải pháp của mình sẽ tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của nhà đầu tư và khán giả.

2.4 Lợi thế cạnh tranh

Với yếu tố này, bạn cần làm rõ câu hỏi: “Tại sao sản phẩm của bạn lại nổi bật hơn so với các phần còn lại trên thị trường?”. Bạn phải làm nổi bật được sản phẩm của mình thông qua các tính năng đổi mới, chất lượng vượt trội, hiệu quả về chi phí hay bất cứ khía cạnh nào khiến bạn trở nên khác biệt.

Yếu tố này thể hiện sự nhận thức về thị trường và định vị sản phẩm hoặc dịch vụ là sự ưu tiên cho khán giả. Tạo sự tự tin và đảm bảo rằng họ đã đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách chọn hợp tác với thương hiệu của bạn.

2.5 Cơ hội thị trường

Tiềm năng và cơ hội ở phía trước chính là một cú chốt đem lại chiến thắng. Bạn hãy chia sẻ dữ liệu thị trường giá trị, xu hướng và dự báo hỗ trợ khả năng tồn tại và tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp.

Nếu bạn trình bày một trường hợp thuyết phục về lý do tại sao giải pháp của bạn sẽ thành công bằng sự hiểu biết thấu đáo về bối cảnh thị trường thì chắc chắn các nhà đầu tư và đối tác sẽ có khả năng bị lôi kéo hơn khi họ nhìn thấy một tương lai đầy hứa hẹn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

2.6 Đội nhóm 

Sản phẩm hoặc dịch vụ là ngôi sao của buổi Pitching, thì đội nhóm đóng vai  trò hỗ trợ. Việc có đội nhóm là vô cùng quan trọng để một sản phẩm hoặc một dịch vụ thành công. Bạn hãy giới thiệu các thành viên chủ chốt trong nhóm, về chuyên môn cũng như niềm đam mê của họ đối với dự án. 

Một đội nhóm mạnh sẽ tăng thêm sự uy tín cho bài Pitch và tạo sự niềm tin cho các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng, thúc đẩy sự thành công các dự án kinh doanh.

Lời kết: Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Pitching là gì? Các yếu tố tạo nên một Winning Pitch. Hãy nhớ rằng Winning Pitch không chỉ là một sản phẩm mà nó còn là câu chuyện, là sự đồng cảm tạo ra sự tinh tế và thành công cho bài Pitch.


   Training là một khái niệm cực kỳ phổ biến bởi với những ai mới gia nhập công ty hay những người đi làm lâu năm cũng trải qua. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về training là gì cũng như các hình thức phổ biến trong training hiện nay nhé. 

1. Training là gì? Mục đích của training trong nhân sự

Training có nghĩa là đào tạo. Về cơ bản, Training là một hoạt động định hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu suất trong công việc hiện tại hoặc tương lai. 

Mục đích của việc training là đào tạo và huấn luyện nhân viên mới để có đủ kiến thức, năng lực và cả thái độ để nhân viên có thể đủ sức đảm nhận vị trí được giao. Ngoài ra, các nhân viên trong viên trong công ty cũng được “training” để đảm nhận các nhiệm vụ mới. 

Training không chỉ dừng lại ở việc đào tạo và huấn luyện nhân viên mà thông qua quá trình này còn làm căn cứ để đánh giá chất lượng và trình độ nhân viên để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không. 

2. Các hình thức training phổ biến 

Training định kỳ (Internal session)

Buổi họp nội bộ định kỳ là cách đào tạo thông qua các buổi gặp mặt của toàn doanh nghiệp hoặc theo các nhóm nhỏ. Thông thường các buổi họp này diễn ra định kỳ theo tuần hoặc theo tháng. 


Thông qua các buổi họp định kỳ như vậy sẽ giúp nhân viên nâng cao năng lực, tháo gỡ được những vướng mắc, rèn luyện các kỹ năng mềm từ đó biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Ở các doanh nghiệp hiện nay đều triển khai hình thức training này về một chủ đề hoặc kỹ năng mà nhân viên cần biết. 

Đào tạo qua công việc (On-the-job training)

On-the-job training hay OJT là hình thức đào tạo bằng cách học hỏi ngay ở công việc thực tế. Điều kiện của hình thức này là cần có thời gian riêng để đào tạo nhân viên và nhân sự để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thông qua phương pháp đào tạo nội bộ qua công việc sẽ hữu ích hơn đối với công việc mang tính thực hành cao. 

Kèm cặp

Đây là hình thức mà người theo dõi hướng dẫn và kèm cặp nhân viên. Đây là hình thức mà những người quản lý hay người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt lại cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. 

Trên đây là 3 hình thức training nhân sự phổ biến nhất. Doanh nghiệp bạn đang áp dụng phương pháp nào, chia sẻ với chúng mình nhé!