Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

  Workation là gì? Kết hợp giữa việc đi du lịch và làm việc có mang lại hiệu quả công việc tốt? Trong bài viết dưới đây, Blognhansu sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về hình thức làm việc thú vị này

1. Workation là gì?

Workation là một thuật ngữ kết hợp giữa “work” – công việc và “vacation” – kỳ nghỉ, đại diện cho một xu hướng mới trong cách làm việc hiện đại. Nó đề cập đến việc làm việc từ xa hoặc làm việc trong khi du lịch, cho phép người lao động tự do di chuyển và làm việc từ bất cứ đâu trên thế giới mà không bị ràng buộc bởi địa lý.

Workation không chỉ là một cách để tận dụng công nghệ để linh hoạt trong công việc, mà còn là cơ hội để kết hợp công việc với du lịch và trải nghiệm các địa điểm mới.

2. Trào lưu vừa đi làm vừa du lịch

Workation cho phép người lao động có thể làm việc từ bất kỳ đâu mà không cần phải đến văn phòng truyền thống của họ. Đây là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin và viễn thông phát triển, cho phép công việc từ xa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Qua đây, người lao động kết hợp giữa làm việc và đi du lịch. Thay vì phải đến văn phòng hàng ngày, người lao động có thể làm việc từ một địa điểm khác, chẳng hạn như một địa điểm du lịch yêu thích hay một bãi biển tuyệt đẹp, một ngôi làng yên tĩnh.

Theo Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) tại Việt Nam cũng cho thấy khoảng 90% trong 10.000 người tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng đi du lịch trong 10 tháng tới. Mong muốn đi du lịch và đổi mới không gian làm việc đã đẩy nhu cầu workation của người lao động tăng lên nhanh chóng.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ về workation. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về “workation là gì?” và trào lưu vừa đi làm vừa đi du lịch này nhé! 

 JD (Job Description) là một trong những yếu tố cần có và rất quan trọng khiến cho các ứng viên thấy hứng thú với công việc và với nhà tuyển dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về JD nhé.

1.  Vậy JD là gì?


JD (Job Description) là một bản mô tả công việc. JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, đưa ra đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn công việc cũng như quyền lợi mà ứng viên có thể nhận khi làm việc tại công ty cần tuyển.



2. Nội dung cơ bản của một bản JD ?


Để tạo ra một bản JD hoàn chỉnh, chúng ta cần có những nội dung sau:


+ Tên vị trí cần tuyển: cần biết rõ chức danh công ty, vị trí mà các ứng viên muốn tuyển vào


+ Mô tả công việc: giúp ứng viên có thể nhìn bao quát quá trình làm việc của vị trí này thông qua việc mô tả về nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần và thời gian hoàn thành, tuân thủ quy định ra sao.


+ Trách nhiệm trong công việc: được xem là nội dung khá quan trọng khi biết được nhiệm vụ cốt lõi của nhân viên khi ứng viên đảm nhận.


+ Các yêu cầu về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn: cần thiết cho vị trí ứng tuyển, bởi nhìn chung một kinh nghiệm làm việc phù hợp mới có thể đảm nhiệm tốt được yêu cầu công việc đặt ra.



+ Trình độ học vấn: là yêu cầu cần thiết phải đặt ra do tính chất công việc đòi hỏi ứng viên đạt đủ các bằng cấp chuyên ngành thuộc lĩnh vực tuyển dụng mới có thể đảm nhiệm tốt được.


+ Quyền hạn của công việc: nêu rõ quyền hạn của vị trí công việc này với các bộ phận quản lý trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.


+ Thu nhập: nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương cụ thể trong JD, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các khoản thưởng thêm khi hoàn thành tốt công việc được giao, hoặc mức lương sẽ được thương lượng trong buổi phỏng vấn.


Trong môi trường doanh nghiệp ngày nay, việc chấm công không có gì xa lạ đối với các nhân viên văn phòng. Vậy chấm công là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ việc chấm công của nhân sự trong doanh nghiệp.

1. Chấm công là gì?

Chấm công là hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp để có thể kiểm soát việc khai báo giờ giấc đi làm và tan ca của nhân viên. Từ đó, có thể căn cứ vào bộ phận nhân sự để biết được số giờ làm việc, số ngày đi làm và số ngày nghỉ, số ngày đi muộn của từng nhân viên. Và điều đó sẽ là cơ sở để nhân viên có lương hoặc bị phạt khi quá số buổi quy định thông qua đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm và biết sắp xếp quản lý thời gian hiệu quả trong công việc.


2. Các hình thức chấm công phổ biến

Có nhiều hình thức chấm công hiện nay :

2.1 Chấm công bằng thẻ giấy

Cách chấm công này rất đơn giản. Nhân viên chỉ cần cho thẻ vào máy là sẽ hiện lên thời gian hoạt động ngay lập tức từ giờ làm giữa các ca làm, giờ tan làm và ngoài giờ làm

*Ưu điểm :

+ Không cần dấu vân tay, không cần kết nối dữ liệu vào máy tính

+ Dễ dàng sử dụng

+ Chi phí thấp

*Nhược điểm :

+ Dễ mất thẻ và dễ hỏng

+ Người khác có thể chấm công hộ

2.2 Chấm công bằng dấu vân tay

Phương thức này là phương thức phổ biến đuọc nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Qua dấu vân tay, máy sẽ xử lí hình ảnh, nhận diện và xác định nhanh chóng nhân viên một cách chính xác nhất.

*Ưu điểm :

+ Nhanh, gọn, dễ nhận dạng

+ Không mất thời gian

+ Tránh gian lận

*Nhược điểm

+ Gây bất lợi với những người mất dấu vân tay hay tay bị ướt hoặc lạnh thì máy không thế quét được

2.3 Chấm công bằng thẻ điện tử

Cách chấm công này tiện dụng hơn chấm công bằng thẻ giấy. Khi chấm công bằng thẻ điện tử và lưu giữ thông tin nhân viên cũng giống thẻ giấy nó sẽ lưu thông tin ngày giờ làm và tan làm của từng nhân viên

*Ưu điểm :

+ Cứng cáp, dễ bảo quản

+ Nhập dữ liệu đơn giản, tránh sai sót cho bộ phận nhân sự

*Nhược điểm :

+ Chi phí thẻ từ khá cao

+ Dễ mất thẻ

2.4 Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt

Phương thức này dần được các doanh nghiệp sử dụng, tương tự như cách chấm công bằng dấu vân tay thì thiết bị này sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn vân tay qua cách nhận dạng các đặc điểm của từng khuôn mặt từ đó so sánh và nhận dạng mặt của từng nhân viên một cách tối ưu nhất

*Ưu điểm :

+ Nhanh

+ Không phát sinh chi phí thẻ

+ Xử lý nhanh

*Nhược điểm :

+ Khắc phục được nhược điểm của thẻ hoặc bằng dấu vân tay

+ Chi phí lắp đặt cao

+ Nhiều lúc vẫn gặp nhiều trục trặc


2.5 Chấm công bằng nhận diện mống mắt

Phương thức này dùng qua công nghệ nhận diện mống mắt để chấm công, độ nhận dạng và chính xác cao hơn các hình thức khác nhưng chi phí cao nên ít doanh nghiệp sử dụng

*Ưu điểm :

+ Bảo mật an toàn cao

+ Thu thập dữ liệu và nhận diện nhanh so với các cách khác

*Nhược điểm :

+ Chi phí lắp đặt cao

Như vậy, việc chấm công cho nhân sự đều có ưu điểm và nhược điểm nhưng chung quy nó đem lại sự cần thiết và lợi ích cao hơn cho doanh nghiệp trong việc giám sát nhân viên.

 Behavioral Interview (phỏng vấn hành vi) là phương pháp phỏng vấn không mới được nhiều nhà tuyển dụng áp dụng để sàng lọc ứng viên. Vậy bạn có hiểu về hình thức phỏng vấn này không? Cùng tìm hiểu nhé! 

1. Phỏng cấn hành vi là gì? 

Phỏng vấn hành vi là hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng vấn sẽ đưa ra những câu hỏi tình huống có khả năng xảy ra trong thực tế với một vai trò công việc cụ thể và đánh giá ứng viên qua cách phản ứng của họ.

Thông qua đáp án của ứng viên, nhà tuyển dụng nhìn thấy nhận thức, xu hướng, logic và cách họ xử lý tình huống phát sinh, đồng thời, dự đoán được hiệu suất làm việc trong tương lai.

Hình thức phỏng vấn này vô cùng hữu ích với các công việc cần tương tác giữa người với người như chăm sóc khách hàng, nhân viên sales, … Bởi đây là những công việc đòi hỏi ứng viên có thể phản ứng nhanh, theo quy trình tiêu chuẩn mà vẫn linh hoạt và đưa ra giải pháp hợp lý.

2. Phỏng vấn hành vi và phỏng vấn truyền thống có gì khác nhau? 

Phỏng vấn theo cách truyền thống, ứng viên sẽ được hỏi một loạt câu hỏi thông thương như: điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì, những thách thức và vẫn đề mà bạn từng gặp phải, bạn xử lý như thế nào, ... 

Với những câu hỏi như vậy, người trả lời có xu hướng đưa ra câu trả lời chung chung, khó thể hiện bản thân và cho thấy kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề của họ.

Đối với phương pháp phỏng vấn hành vi, nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị trước tình huống hoặc dựa trên trường hợp thực tế đã xảy ra để tìm hiểu ứng viên. Không chỉ vậy, người phỏng vấn có thể yêu cầu ứng viên kể về trải nghiệm cho thấy cách xử lý tình huống chứ không phải “sẽ” phản ứng ra sao.

  Nguyên lý Pareto hay quy luật 80/20 giúp quản lý thời gian và tối ưu lợi ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vậy cụ thể nguyên tắc này nghĩa là gì? 

1. Nguyên lý Pareto là gì?

Pareto, trong tiếng Anh nghĩa là Pareto Principle, còn được gọi là Quy luật Pareto hay Quy luật 80/20. Nguyên lý Pareto đặt theo tên của nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto, trong đó khoảng 80% hậu quả đến từ 20% nguyên nhân, chứng minh mối quan hệ chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra.

Thực ra, quan sát ban đầu của quy luật Pareto có liên quan đến mối quan hệ giữa tài sản và dân số. Vilfredo Pareto nhìn ra rằng 80% đất đai ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số. Sau khi khảo sát một số quốc gia khác, ông cũng nhận thấy điều tương tự.

Bên cạnh đó, quy luật Pareto cũng chứng minh rằng mọi thứ trong cuộc sống không phải lúc nào cũng được phân phối đồng đều. Chẳng hạn, 80% lợi tức của công ty được tạo bởi 20% khách hàng hay 80% các vụ phạm pháp được gây nên bởi 20% tội phạm, …

Đối với việc quản lý thời gian cá nhân, 80% sản lượng liên quan đến công việc của bạn chỉ đến từ 20% thời gian của bạn tại nơi làm việc. Còn trong trường hợp của Pareto, ông sử dụng nguyên lý này để giải thích cách 80% tài sản được kiểm soát bởi 20% dân số của một đất nước.

Ngày này, nguyên tắc Pareto ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, quản lý công việc hay quản trị nhân lực. Ví dụ: Nếu 20% khách hàng đang thúc đẩy 80% doanh số bán hàng của doanh nghiệp thì họ có thể muốn tập trung vào những khách hàng này.

2. Hiểu đúng để áp dụng nguyên lý Pareto 

Nguyên lý Pareto nhấn mạnh việc xác định những điều tốt nhất của sự việc và sử dụng hiệu quả để tạo ra giá trị tối đa.

Tỷ lệ cũng có thể thay đổi như 80/20, 90/10 hoặc 90/20 (các con số không cần phải có tổng bằng 100). Do đó, nguyên tắc này trở thành hướng dẫn cách phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

 “Để trở thành một nhà quản trị tốt cần trang bị những kỹ năng quản trị gì?” Trong bài viết này, cùng tìm hiểu kỹ năng quản trị là gì nhé! 

1. Kỹ năng quản trị là gì? 

Kỹ năng quản trị, trong tiếng Anh là Administrative Skills, là những khả năng ứng dụng từ lý thuyết sang thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Tùy theo các cấp quản trị thì yêu cầu, đòi hỏi và mức độ ưu tiên với các kỹ năng quản trị là khác nhau.

2. Các kỹ năng quản trị mà nhà lãnh đạo nên có 

2.1 Kỹ năng nhận thức chiến lược 

Kỹ năng nhận thức chiến lược đó là khả năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa trong môi trường kinh doanh. Mục đích là xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa đối với tổ chức. 

2.2 Kỹ năng lập kế hoạch 

Một kỹ năng quản trị cực kỳ quan trọng để trở thành nhà quản trị tài giỏi là lập kế hoạch. Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo chính sách và chiến lược của tổ chức. Và dù thế nào vẫn phải có khả năng lập kế hoạch. Do đó, nhà quản trị cần đưa ra mục tiêu cho cấp dưới và yêu cầu họ chịu trách nhiệm để đáp ứng mục tiêu đó.

2.3 Kỹ năng kỹ thuật 

Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Chẳng hạn, đó là kỹ năng tổ chức lao động khoa học, kỹ năng hoạch định chiến lược,  kỹ năng tổ chức hoạt động marketing …

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số kỹ năng khác như tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và hợp tác, chỉ đạo và giám sát, lắng nghe và thấu hiểu, ... 

 Không thể phủ nhận lợi ích của OKR mang lại nhưng bất kỳ hệ thống nào cũng tiềm ẩn những "cạm bẫy". Cùng tìm hiểu nhược điểm của OKR trong bài viết này nhé! 

1. Tính liên kết 

Liên kết mục tiêu và kết quả giữa các phòng ban quá nhiều dẫn đến OKR chung của doanh nghiệp trở nên trùng lặp và rối rắm. Từ đó, đạt được những kết quả chính nhưng mục tiêu cuối cùng lại không đạt. Trái lại, liên kết quá ít giữa các phòng bạn lại khiến hệ thống quản trị trở nên rời rạc, không đúng với tinh thần OKR.

Bên cạnh đó, liên kết quá chặt sẽ không phát huy tính sáng tạo và chủ động trong công việc. Mặc dù vậy, một liên kết lỏng lẻo lại khiến các phòng ban, nhân viên đi chệch hướng ban đầu. Điều này dẫn đến việc kết quả chính không đóng góp được nhiều cho mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra hàng tháng, quý, năm.

2. Tham vọng trong OKR 

Khi thiết lập OKR, “tham vọng” là từ thường xuyên được sử dụng trong việc lựa chọn mục tiêu và kết quả chính. Tuy nhiên, tham vọng cũng phải gắn với tình hình thực tế, không được chủ quan. Nếu đặt mục tiêu quá lớn, tham vọng quá mức dễ gây nên sự thất vọng và có thể phá vỡ những nguyên tắc đạo đức của doanh nghiệp. 

3. Quá trình hoạch định 

Nhà quản trị dễ dàng rơi vào “cạm bẫy” của OKR và thất bại trong thực thi khi đánh giá chưa tốt tình trạng của tổ chức; đánh giá nguồn lực sai hoặc không đầy đủ; không xác định được sự tương quan giữa các nguồn lực; ước tính sai dẫn đến lập kế hoạch sai; không gắn kết được tầm nhìn và sứ mệnh chung của tổ chức; …

4. Không giám sát chặt chẽ

Những nhà quản lý có xu hướng thiết lập mục tiêu rồi để đó mà không tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên. Hơn nữa, họ cũng bỏ qua những chỉ số quan trọng trong việc đo lường và lựa chọn không đúng những yếu tố cần giám sát.

Lời kết: OKR là một công cụ quản trị hiệu suất hữu ích trong doanh nghiệp. Bên cạnh những lợi ích, hệ thống này cũng tổn tại những hạn chế cần chú ý.