Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

 Trắc nghiệm tính cách DISC được biết đến là một công cụ hữu ích trong quá trình tìm hiểu bản thân. Vậy cụ thể DISC là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Trắc nghiệm DISC là gì? 

DISC là gì? DISC là viết tắt của 4 từ tiếng Anh bao gồm D - Dominance (sự thống trị), I - Influence (ảnh hưởng), S - Steadiness (bền vững) và C - Compliance (tuân thủ). Đây là công cụ đánh giá cá nhân giúp xác định tính cách tại một thời điểm nhất định qua hành vi của họ. Qua đó, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và hiệu suất sẽ cải thiện hơn.

Mô hình DISC được ứng dụng rộng rãi trong quá trình nhận biết và nắm bắt hành vi của con người. DISC do nhà tâm lý học William Moulton Marston khởi xướng vào những năm 1920 dựa trên ý tưởng rằng mỗi người sẽ có xu hướng tương tác khác nhau với thế giới rộng lớn.

Ngôn ngữ chung sử dụng để giải thích DISC là gì phổ biến với mọi đối tượng. Điều này giúp mọi người hiểu sâu hơn về bản thân và cách họ tương tác. Tùy thuộc nhóm tính cách của mỗi người, họ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay thích lựa chọn an toàn hơn.

2. Cách thức vận hành của mô hình DISC

Mô hình DISC được thiết kế để đo lường các khía cạnh trong đặc điểm tính cách của con người. Và các yếu tố như IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc), sức khỏe tinh thần, năng khiếu, … không được đo lường trong trắc nghiệm DISC.

Mô hình DISC mô tả xu hướng hành vi của con người trong những tình huống khác nhau. Ví dụ như cách một ngời ảnh hưởng hay thuyết phục người khác, phản ứng với các nguyên tắc và quy trình, ... Qua thực hiện bài test, bạn có thể nhận thức rõ hơn về sở thích, khuynh hướng hay kiểu hành vi của bản thân. 

Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về trắc nghiệm tính cách DISC. Đây là một bài test thú vị mà bạn nên thử để tìm ra nhóm tính cách của bản thân nhé!

   KPI là gì? Có các cấp độ KPI nào trong doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi chúng ta thường thấy về KPI. Vậy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! 

1. KPI là gì? Cách xác định chỉ số KPI

"KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất, hiệu quả công việc. Hiểu đơn giản đây là công cụ đo lường chất lượng công việc qua các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ, số liệu cụ thể theo thời gian". 

Từ định nghĩa, quá trình tạo ra KPI phải gắn liền với một mong muốn trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp. Các câu hỏi để xác định chỉ số KPI như: 

+ Công ty mong muốn có kết quả gì? Tại sao? 

+ Cách thức đo lường và tác động đến quá trình đạt được kết quả đó là gì? 

+ Ai là người sẽ chịu trách nhiệm? 

+ Xem xét và đánh giá quy trình đạt mục tiêu như thế nào? 

+ Cách thức để biết bạn hay phòng bạn của bạn đã đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra? 

2. Các cấp độ KPI trong doanh nghiệp 

2.1 KPI công ty 

Chỉ số KPI ở cấp công ty tập trung vào "bức tranh" tổng thể và hiệu suất kinh doanh của toàn thể doanh nghiệp. Do đó, KPI công ty là bộ KPI cấp cao, hướng tới mục tiêu chung và mang tính chiến lược. 

Để xây dựng KPI này, không chỉ cần một tầm nhìn bao quát, các CEO cũng phải có cái nhìn chi tiết, xuất phát từ các khía cạnh và các vấn đề trong doanh nghiệp. Nếu đi quá rộng hay chung chung, KPI sẽ không thể nào được đo lường một cách chính xác, sát với tình hình thực tiễn. 

2.2 KPI phòng ban

Một doanh nghiệp có nhiều phòng ban khác nhau như kinh doanh, nhân sự, kỹ thuật, ... với tính chất công việc riêng. Vì vậy, mỗi phòng ban này sẽ xây dựng và triển khai bộ chỉ tiêu KPI không giống nhau. 

2.3 KPI cá nhân

KPI cá nhân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào KPI phòng ban. Đây sẽ là chỉ số KPI cụ thể để trực tiếp đo lường hiệu quả công việc, tiến độ của từng nhân viên trong doanh nghiệp. 

Lời kết: Trên đây là KPI và các cấp độ KPI thường thấy trong doanh nghiệp. Hãy sử dụng KPI một cách thông minh để tối ưu hiệu quả nhé!

 Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, thước đo tài chính gần như là thước đo quan trọng nhất. Vậy thước đo này có gì thú vị? 

Thước đo tài chính (Financial) 

Với thước đo này, BSC giúp doanh nghiệp đo lường và kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ... Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được ngay sau khi thực hiện nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của một hoạt động nào đó. 

Trong giai đoạn trước, doanh nghiệp chỉ dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động đó là số tiền thu được. Con số này lớn nghĩa là doanh nghiệp đang ổn định còn ngược lại là nguy cơ sụp đổ cao.

Nhưng với cấu trúc BSC, tài chính không còn là thước đo duy nhất cần quan tâm. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong quy trình tổng thể. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại những rủi ro gây phá sản. 

Bên cạnh thước đo tài chính, trong cấu trúc BSC còn có 3 thước đo chính khác là thước đo khách hàng, thước đo quá trình hoạt động nội bộ và thước đo học tập & phát triển. Khi xây dựng BSC trong những ngày đầu, 4 thước đo này có thể độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền chọn thực hiện hay bỏ qua một tiêu chí trong đó. Nhưng thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. 

 Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cần thiết và áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC). Phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô và mục tiêu chiến lược của công ty mà các CEO sẽ lựa chọn hệ thống quản lý phù hợp. Vậy doanh nghiệp nào nên áp dụng BSC? 

1. Doanh nghiệp sản xuất hoạt động với quy mô vừa và lớn

Hệ thống các phòng, ban cùng các dây chuyền sản xuất lớn chính là lý do những doanh nghiệp này nên áp dụng BSC. Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ được sử dụng theo từng phòng ban và xuyên suốt toàn công ty. Điều này giúp ban lãnh đạo và các nhân viên hình dung rõ hơn về các mục tiêu sắp tới (trong tương lai) của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề

Bởi vì hoạt động ở nhiều lĩnh vực nên đôi khi doanh nghiệp sẽ thiếu sự bao quát. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp đầu tư và thực hiện mục tiêu một cách dàn trải. Vì vậy, BSC sẽ là cầu nối tập trung lại các kế hoạch mục tiêu và sắp xếp thứ tự thực hiện chúng một cách hợp lý nhất.

3. Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vốn nhà nước thường có quy mô lớn nên việc sử dụng BSC là cần thiết và phù hợp. BSC sẽ được áp dụng theo từng phòng ban và xuyên suốt công ty để mọi thành viên hình dung về những mục tiêu của doang nghiệp. 

4. Tổ chức phi lợi nhuận

Đây là dạng đơn vị điển hình khi áp dụng Thẻ điểm BSC. Do mục tiêu của tổ chức hướng tới là các thành tựu ngoài lợi nhuận nên các khía cạnh của BSC như khách hàng, đào tạo, phúc lợi, … sẽ được phát huy một cách tối ưu nhất. 

Lời kết: Nhìn chung những doanh nghiệp nên ứng dụng BSC là những doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp đa ngành nghề, ... Đây đều là những đơn vị có bộ máy tổ chức dần phức tạp hơn. 



  Trở thành chuyên gia BSC/KPIs trong doang nghiệp đang dần trở thành xu hướng. Mặc dù khái niệm này còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng có thể nhận ra tiềm năng phát triển của "nghề" này. 

Ứng dụng BSC/KPI là sự phát triển tất yếu trong quản trị doanh nghiệp

Trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động như hiện nay, gia tăng doanh thu, lợi nhuận chưa hẳn là tốt. Đôi khi chỉ số tài chính chỉ mang tính ngắn hạn, không phản ánh được chiến lược của doanh nghiệp.

Thay vào đó, tính cân bằng và sự phát triển bền vững sẽ là những tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm. Vậy nên, việc ứng dụng BSC/KPIs gần như trở thành xu thế.

Trong số liệu khảo sát của Vietnam Report, số lượng doanh nghiệp có kế hoạch ứng dụng BSC tại Việt Nam là không hề nhỏ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng BSC vào thực tiễn đòi hỏi chuyên môn, bài bản, nghiêm túc và lâu dài. Do đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mời chuyên gia tư vấn.

Thế nhưng, bởi sự khan hiếm về số lượng chuyên gia có kinh nghiệm cũng như phương pháp luận để triển khai hiệu quả, chi phí cho việc mời chuyên gia cố vấn là không hề nhỏ. Và giải pháp cho bài toán ứng dụng BSC&KPI tại doanh nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm là sở hữu những chuyên gia BSC và KPI nội bộ.

Nếu trở thành chuyên gia BSC/KPI nội bộ, đồng nghĩa với việc sở hữu một lợi thế cạnh tranh, mở đường cho sự phát triển của bản thân. Vậy tại sao bạn không trở thành một chuyên gia BSC/KPIs?


  Nhân sự là gì? Vai trò của bộ phận nhân sự chỉ là tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nghề nhân sự trong bài viết này nhé!

1. Nhân sự là gì? Sự thật về nghề nhân sự (HR) 

Theo Investopedia, “Human Resources (HR) is the division of a business that is charged with finding, screening, recruiting, training job applicants, and administering employee-benefit programs”. Có thể hiểu, nhân sự là một bộ phận của doanh nghiệp, chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. 

Phòng Nhân sự là đầu mối giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện đại. Cũng như, đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng của thế kỷ 21. Một ví dụ dễ thấy về vai trò của quản trị nhân sự là khi người làm nhân sự tìm được đúng người cho đúng việc vào đúng thời điểm (right person for right job at right time) thì doanh nghiệp và người lao động đều có lợi.

2. Vai trò của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp/tổ chức

Hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm những mảng khác nhau. Vậy nên, các vai trò trong phòng nhân sự nhìn chung khá đa dạng như:

+ Giám đốc nhân sự (HR manager)

+ Chuyên gia phát triển đào tạo (Training development specialist)

+ Chuyên viên nhân sự tổng hợp (Human resource generalist)

+ Chuyên viên tuyển dụng (Recruiter)

+ Chuyên viên phân tích nhân sự (Personnel analyst)

+ …

3. Ý nghĩa của công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý nhân sự (Human resource management) sẽ đưa ra các phương pháp tiếp cận chiến lược toàn diện. Mục tiêu là quản lý con người, môi trường làm việc và văn hóa.

Vai trò của bộ phận nhân sự là đảm bảo cho nhân viên nhận được sự hỗ trợ thích đáng từ các chính sách, chương trình và quy trình doanh nghiệp. Mặt khác, họ cũng chịu trách nhiệm thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực, tạo sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.

   Theo Dân Trí, một báo cáo từ chuyên gia nước ngoài cho thấy phần lớn các đánh giá của những người đã thực hiện bài kiểm tra xếp hạng độ chính xác sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm MBTI lên đến 90%. Vậy nên, dần biến MBTI trở thành một trong những bài đánh giá tính cách chính xác và đáng tin cậy.

MBTI có thể giúp định hướng tương lai?

Trên thế giới, mỗi năm ước tính có khoảng hơn 2 triệu người làm thử trắc nghiệm tính cách MBTI và con số này vẫn tăng lên từng ngày. Nếu dạo một vòng trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ không khó gặp những bộ phận người dùng say sưa bàn luận về kiểu tính cách đặc trưng của mình. Nhiều bạn trẻ còn đưa những chữ cái lên phần giới thiệu hoặc ghim ở trang cá nhân như một cách để khẳng định cá tính. 

Bên cạnh đó, đối với giới trẻ (đặc biệt là gen Z) đều đã tiếp cận với bài trắc nghiệm MBTI và cũng có thể được coi là những người góp công phổ biến xu hướng này. MBTI phần nào tạo ra những ảnh hưởng nhất định, không chỉ tìm ra tính cách của mỗi người, xây dựng cộng đồng những bạn trẻ sở hữu điểm chung mà còn có thể định hướng tương lai, lựa chọn những phương án phù hợp nhất. 

89 công ty trong danh sách Fortune 100 cùng với 200 cơ quan của chính phủ Mỹ đã dùng MBTI để đánh giá nhân viên cũng như ứng viên. Mục đích là phân tích tính cách của từng người nhằm khai thác hết khả năng và đặt vào đúng vị trí phù hợp với tính cách của mỗi cá nhân. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng MBTI cũng ở mức khá cao. Trong đó, 50% cho rằng bài kiểm tra tính cách này đơn giản, dễ hiểu và dễ nắm bắt. Còn 43% lại nhận xét về trắc nghiệm MBTI là công cụ dễ học hỏi và dễ ứng dụng.

Lời kết: Trắc nghiệm MBTI giúp phân biệt và xác định các nhóm tính cách cũng như những khía cạnh khác nhau của cá nhân. Không chính xác tuyệt đối nhưng MBTI là bài tham khảo tuyệt vời dành cho bạn đang mông lung, vô định về chính bản thân mình.