Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

  Nhân sự là gì? Vai trò của bộ phận nhân sự chỉ là tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nghề nhân sự trong bài viết này nhé!

1. Nhân sự là gì? Sự thật về nghề nhân sự (HR) 

Theo Investopedia, “Human Resources (HR) is the division of a business that is charged with finding, screening, recruiting, training job applicants, and administering employee-benefit programs”. Có thể hiểu, nhân sự là một bộ phận của doanh nghiệp, chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. 

Phòng Nhân sự là đầu mối giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện đại. Cũng như, đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng của thế kỷ 21. Một ví dụ dễ thấy về vai trò của quản trị nhân sự là khi người làm nhân sự tìm được đúng người cho đúng việc vào đúng thời điểm (right person for right job at right time) thì doanh nghiệp và người lao động đều có lợi.

2. Vai trò của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp/tổ chức

Hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm những mảng khác nhau. Vậy nên, các vai trò trong phòng nhân sự nhìn chung khá đa dạng như:

+ Giám đốc nhân sự (HR manager)

+ Chuyên gia phát triển đào tạo (Training development specialist)

+ Chuyên viên nhân sự tổng hợp (Human resource generalist)

+ Chuyên viên tuyển dụng (Recruiter)

+ Chuyên viên phân tích nhân sự (Personnel analyst)

+ …

3. Ý nghĩa của công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý nhân sự (Human resource management) sẽ đưa ra các phương pháp tiếp cận chiến lược toàn diện. Mục tiêu là quản lý con người, môi trường làm việc và văn hóa.

Vai trò của bộ phận nhân sự là đảm bảo cho nhân viên nhận được sự hỗ trợ thích đáng từ các chính sách, chương trình và quy trình doanh nghiệp. Mặt khác, họ cũng chịu trách nhiệm thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực, tạo sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.

   Theo Dân Trí, một báo cáo từ chuyên gia nước ngoài cho thấy phần lớn các đánh giá của những người đã thực hiện bài kiểm tra xếp hạng độ chính xác sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm MBTI lên đến 90%. Vậy nên, dần biến MBTI trở thành một trong những bài đánh giá tính cách chính xác và đáng tin cậy.

MBTI có thể giúp định hướng tương lai?

Trên thế giới, mỗi năm ước tính có khoảng hơn 2 triệu người làm thử trắc nghiệm tính cách MBTI và con số này vẫn tăng lên từng ngày. Nếu dạo một vòng trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ không khó gặp những bộ phận người dùng say sưa bàn luận về kiểu tính cách đặc trưng của mình. Nhiều bạn trẻ còn đưa những chữ cái lên phần giới thiệu hoặc ghim ở trang cá nhân như một cách để khẳng định cá tính. 

Bên cạnh đó, đối với giới trẻ (đặc biệt là gen Z) đều đã tiếp cận với bài trắc nghiệm MBTI và cũng có thể được coi là những người góp công phổ biến xu hướng này. MBTI phần nào tạo ra những ảnh hưởng nhất định, không chỉ tìm ra tính cách của mỗi người, xây dựng cộng đồng những bạn trẻ sở hữu điểm chung mà còn có thể định hướng tương lai, lựa chọn những phương án phù hợp nhất. 

89 công ty trong danh sách Fortune 100 cùng với 200 cơ quan của chính phủ Mỹ đã dùng MBTI để đánh giá nhân viên cũng như ứng viên. Mục đích là phân tích tính cách của từng người nhằm khai thác hết khả năng và đặt vào đúng vị trí phù hợp với tính cách của mỗi cá nhân. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng MBTI cũng ở mức khá cao. Trong đó, 50% cho rằng bài kiểm tra tính cách này đơn giản, dễ hiểu và dễ nắm bắt. Còn 43% lại nhận xét về trắc nghiệm MBTI là công cụ dễ học hỏi và dễ ứng dụng.

Lời kết: Trắc nghiệm MBTI giúp phân biệt và xác định các nhóm tính cách cũng như những khía cạnh khác nhau của cá nhân. Không chính xác tuyệt đối nhưng MBTI là bài tham khảo tuyệt vời dành cho bạn đang mông lung, vô định về chính bản thân mình.

 Trắc nghiệm tính cách MBTI sẽ cho ra kết quả để đánh giá xem bạn là người có tính cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại. Sự phân loại này dựa trên 4 nhóm tính cách cơ bản:

  • Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) - Hướng nội (Introversion)
  • Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (INtuition)
  • Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)
  • Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception)
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau sẽ tạo nên 16 nhóm tính cách MBTI. Cùng tìm hiểu một số loại tính cách MBTI nhé!

1. 1 INTP - Nhà tư duy

Trắc nghiệm tính cách MBTI chỉ ra về nhóm người INTP là những người thích học thuyết và tin rằng mọi thứ đều có thể được phân tích và cải thiện. Vì vậy, họ không quan tâm đến những điều thực tế khác - họ nghĩ rằng nó không thú vị bằng những ý tưởng hoặc hành trình theo đuổi kiến thức.

2. ENTP - Người có tầm nhìn xa

ENTP là nhóm tính cách rất nhanh nhạy và độc đoán. Điều này sẽ mang lại cho họ lợi thế lớn trong các cuộc tranh luận, các lĩnh vực học thuật và chính trị. Bên cạnh đó, họ cũng có thể làm tốt trong nhiều lĩnh vực khác đòi hỏi phải sẵn sàng thách thức các ý tưởng hiện có và tổ chức nhiều cuộc tranh luận.

3. ENTJ - Nhà điều hành

Theo trắc nghiệm tính cách MBTI, nhóm này thường rất lôi cuốn, lý trí và nhạy bén vì họ rất giỏi trong việc lãnh đạo và truyền cảm hứng cho người khác. Nên nhóm ENTJ có khả năng lãnh đạo tốt nhất trong tất cả các loại tính cách và họ tin rằng nếu có quyết tâm, mọi thứ đều có thể.

4. ESTJ - Người giám sát

Nhóm ESTJ là những người thiên về nguyên tắc, truyền thống, sự ổn định. Họ cảm thấy cần phải gắn kết với điều gì đó - có thể là gia đình, cộng đồng hay nhóm xã hội. Chính vì thế, nhóm người này thích sự tổ chức của người khác và đảm bảo rằng học sẽ tuân theo các quy tắc truyền thống được ban hành bởi những người có thẩm quyền.

Trên đây chỉ là 4 trong số 16 loại tính cách MBTI hiện nay. Nếu bạn muốn tham khảo thêm thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

 Hiện nay, có rất nhiều công cụ đánh giá ứng viên từ hình thức trực tiếp trên giấy đến trực tuyến. Trong bài viết này, Blognhansu.info sẽ giới thiệu 3 công cụ thông dụng nhất nhé!

1. Các bài kiểm tra đánh giá 

Theo khảo sát của AMA (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ), có đến 70% doanh nghiệp sử dụng các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn, 46% sử dụng các bài kiểm tra tính cách và 41% sử dụng các bài kiểm tra khả năng tính toán và tư duy ngôn ngữ cơ bản để sàng lọc hồ sơ ứng viên.

Các bài kiểm tra đánh giá gồm đánh giá tính cách, đánh giá tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức và kỹ năng. Việc áp dụng các bài test online trong quá trình tuyển dụng giúp gia tăng tính chính xác khi đưa ra các quyết định. Bên cạnh đó là loại bỏ sự cảm tính của người tuyển dụng trong đánh giá.

2. Phiếu đánh giá ứng viên

Phiếu đánh giá ứng viên được sử dụng trong quá trình phỏng vấn hoặc các vòng tuyển dụng khác. Vai trò là giúp nhà tuyển dụng ghi chép những nội dung đánh giá chi tiết từng ứng viên, là cơ sở để phân loại, chọn lọc ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển.

Ưu điểm của công cụ đánh giá ứng viên là dễ triển khai với số lượng ứng viên lớn; dễ dàng bổ sung hay rút gọn các tiêu chí đánh giá; nắm bắt đầy đủ thông tin ứng viên; ... Thế nhưng, điểm yếu của phiếu đánh giá là thường bị chi phối nhiều bởi tính chủ quan của người phỏng vấn.

3. Phỏng vấn tuyển dụng

Phỏng vấn ứng viên là một công việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Để có thể dẫn dắt một buổi phỏng vấn đi đến thành công, thì người phụ trách tuyển dụng nên tham khảo một số công cụ như: DISC, MBTI, STAR, ... 

Trên đây là 3 công cụ đánh giá ứng viên phổ biến hiện tại. Doanh nghiệp có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp vào quy trình tuyển dụng.

 Trắc nghiệm tính cách MBTI được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động tuyển dụng, đánh giá nhân sự, hướng nghiệp, ... Vậy cụ thể MBTI là gì? 

1. Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì? 

"MBTI, là viết tắt của “Myers-Briggs Type Indicator”, là một phương pháp sử dụng hàng loạt các câu hỏi trắc nghiệm để phân tích tính cách con người. Kết quả trắc nghiệm tính cách MBTI chỉ ra cách con người nhận thức thế giới xung quanh và ra quyết định cho mọi vấn đề trong cuộc sống".

2. Tại sao trắc nghiệm MBTI trở nên phổ biến? 

MBTI được áp dụng rộng rãi như một phương pháp phân loại tính cách khá chính xác. Trong công việc, trắc nghiệm MBTI giúp chúng ta có thêm thông tin để lựa chọn nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng MBTI để đánh giá mức độ phù hợp về tính cách của ứng viên với công việc cũng như môi trường làm việc, văn hóa của doanh nghiệp.

3. Lưu ý khi thực hiện trắc nghiệm MBTI

MBTI là một bài trắc nghiệm tâm lý nên để thực hiện nó một cách chính xác nhất bạn nên lưu ý một số điều sau:

- Kết quả của một trắc nghiệm tâm lý phụ thuộc rất lớn vào tâm trạng của bạn. Vì vậy, bạn hãy thực hiện nó trong một trạng thái tâm lý bình ổn nhất. Nếu đang quá vui, buồn, phấn khích, bực bội hay đang trong quá trình thay đổi nhận thức thì sẽ không đảm bảo mức độ chính xác.

- Trung thực khi trả lời câu hỏi, phân biệt rõ ràng giữa lý tưởng và thực tế. Bởi kết quả của trắc nghiệm hoàn toàn là câu chuyện của cá nhân nên đừng để yếu tố bên ngoài tác động đến câu trả lời.

- Như bạn cũng biết, chúng ta trưởng thành và thay đổi từng ngày. Vậy nên, kết quả trắc nghiệm cũng sẽ thay đổi tùy theo nhận thức và thế giới quan của mỗi người. Tốt nhất hãy làm bài kiểm tra nhiều lần và thường xuyên để có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất.


 Làm thế nào để đánh giá nhân sự bằng mô hình ASK? Cùng khám phá trong bài viết này nhé!

1. Mô hình ASK là gì? 

Trước khi tìm hiểu về cách đánh giá nhân sự bằng mô hình ASK, chúng ta cần biết ASK là gì. 

ASK là viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge, là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Thông qua những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), mô hình ASK nay đã được chuẩn hóa thành một công cụ đánh giá năng lực nhân sự với 3 nhóm chính:

+ Knowledge (Kiến thức): thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết của một cá nhân có được sau quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ, …

+ Skill (Kỹ năng): thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động, hành vi cụ thể trong quá trình làm việc của mỗi người. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo sức ảnh hưởng, kỹ năng quản lý thời gian, …

+ Attitude (Thái độ/Phẩm chất): thuộc về phạm vi tình cảm, cảm xúc, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, cũng như thể hiện thái độ và động cơ với công việc đang làm. Ví dụ: trung thực, nhiệt huyết, kiên trì, …

2. Cách đánh giá nhân sự bằng mô hình ASK 

2.1 Đánh giá dựa trên thái độ

Thái độ là yếu tố hàng đầu trong mô hình ASK. Đánh giá nhân sự theo thái độ tập trung vào 5 cấp độ sau:
  • Hoàn toàn tập trung
  • Quyết tâm
  • Quan tâm
  • Bình thường
  • Không quan tâm

2.2 Đánh giá dựa trên kỹ năng

Mô hình ASK dựa trên kỹ năng bao gồm các cấp độ sau:
  • Kỹ năng cao
  • Thành thạo
  • Thực hành
  • Đang phát triển
  • Bắt đầu

2.3 Đánh giá dựa trên kiến thức

Kiến thức là yếu tố quan trọng trong mô hình ASK. Để đánh giá năng lực cần chú trọng về các cấp độ:
  • Thấu đáo
  • Hiểu biết tốt
  • Hiểu biết mức độ cơ bản
  • Hiểu biết hạn chế
  • Không có kiến thức


 Theo khảo sát về năng lực của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực thế giới (SHRM), 93% trong số 500 Giám đốc điều hành cấp C được khảo sát cho biết, các mô hình đánh giá năng lực cực kỳ quan trọng đối với hiệu suất của công ty. Các chuyên gia cũng nhận định: thành công trong công tác quản trị nhân sự là do các tổ chức có mô hình ASK được xác định rõ ràng.

1. Mô hình ASK định lượng khoảng cách của kỹ năng nhân sự

Những quyết định của nhà lãnh đạo sẽ định hướng tương lai của doanh nghiệp. Vậy thế, ASK là phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả. Mô hình ASK giúp bạn đưa ra dữ liệu đánh giá năng lực và phân tích khoảng cách kỹ năng của nhân sự. Qua đó, có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, tự tin điều hướng và phân bổ công việc và con người phù hợp.

2. Mô hình ASK cải tiến và phát triển

Các nhận thức về xu hướng, kỹ năng mới là cực kỳ quan trọng. Nên mô hình ASK chính là quyết định đến năng lực của cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Kinh doanh là tập trung tái tạo kỹ năng, đánh giá năng lực phù hợp với vị trí và định hướng tương lai. Mô hình đánh giá ASK sẽ cung cấp bức tranh năng lực được cập nhật liên tục để doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Xây dựng mô hình ASK là điều cần thiết cho doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu suất của nhân viên, tinh gọn bộ máy nhân sự và cải tiến quy trình làm việc.

Vậy là chúng ta đã được nhìn thấy tầm quan trọng của mô hình ASK trong nhân sự. Có thể nói, ASK đóng góp một phần không nhỏ để nhân sự phát triển như hiện giờ.