Ưu và nhược điểm của KPI trong đánh giá thực hiện công việc là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Ưu điểm của KPI
1.1 Đo lường kết quả
Chỉ số KPI sẽ hiển thị kết quả chính xác dưới dạng số, số liệu hoặc thống kê. Cá nhân, nhóm hay tổ chức có thể dễ dàng đo lường và theo dõi tiến trình của mục tiêu và hiểu phần nào của nhiệm vụ cần tập trung hơn trong từng thời điểm. Ngoài ra, KPI cũng cho kết quả hàng ngày, hàng tuần, định kỳ theo yêu cầu hoặc loại mục tiêu.
1.2 Liên kết tổ chức
Đối với một doanh nghiệp lớn có số lượng nhân viên nhiều thì rất khó theo dõi tiến độ của mỗi cá nhân. Với trường hợp này, KPI giúp mọi người liên kết với mục tiêu. Điều này duy trì động lực làm việc của nhân viên và đảm bảo tất cả mọi người làm việc theo cùng một hướng.
1.3 Chiến lược trong tương lai của tổ chức
Theo dõi hiệu quả công việc bằng KPI có thể giúp nhà quản lý thiết kế lại hoặc thay đổi chiến lược dựa trên hiệu suất mục tiêu trước đó. KPI hỗ trợ tổ chức hiểu rõ về khả năng, chỉ số hiệu suất và năng suất của mỗi người. Qua đó, giúp họ lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu trong tương lai.
2. Nhược điểm của KPI
- KPI nếu chưa được xác định cụ thể và hợp lý sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực, có thể là tâm lý hoang mang, chán nản ở nhân viên. Điều này dễ dẫn đến hệ quả thiếu gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp.
- Khi xây dựng KPI, do nhiều nguyên nhân, các chỉ số không đáp ứng tiêu chí SMART có thể gây ảnh hưởng đến quy trình và hiệu quả quản lý nhân sự của doanh nghiệp.
- Nếu KPI còn mơ hồ, không có tính đo lường sẽ khiến nhân viên "lạc lối" trong quá trình thực hiện.
- KPI khi xây dựng thiếu chính xác hoặc vượt quá tấm với và thiếu tính thực tiễn sẽ khiến nhân viên rơi vào tình trạnh chán nản và mất động lực làm việc. Nếu không thận trọng dễ dẫn tới nguy cơ đánh mất nguồn lực quý giá trong doanh nghiệp.
- KPI không quy định thời hạn hoàn thành cũng có thể gây nên những rủi ro nhất định.