Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức training phổ biến nhất hiện nay. Vậy quy trình training nhân sự như thế nào? 

1. Vai trò của training 

Đối với Doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp thì việc training sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không? 

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nhân viên sẽ giúp nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực và giúp nhân viên quen việc, làm đúng quy trình từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giúp nhân viên hệ thống hóa công việc và từ đó tránh được những sai sót không mong muốn.

Đối với nhân viên

Training là việc làm giúp nhân viên làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training sẽ giúp nhân viên nắm được các đầu việc phải làm và đồng thời thành thục quy trình làm việc. Thêm vào đó, training còn giúp nhân viên mới làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty. 

Đối với nhân viên cũ, quá trình training sẽ giúp nhân viên nâng cao chất lượng công việc, từ đó xác định được chất lượng công việc của mình, từ đó xác định được mục tiêu cá nhân. 

2. Quy trình Training nhân sự

2.1 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Doanh nghiệp khó có thể xây dựng quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do đó, trước khi lên kế hoạch đào tạo, cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo.


Bộ phận đào tạo nên liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu đào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng đến.

2.2 Xây dựng quy trình đào tạo

Bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một số mục chính của quy trình training nhân viên bao gồm:
  • Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ.
  • Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình đào tạo.
  • Nhân sự hoặc phòng ban phụ trách.
  • Đối tượng tham gia.
  • Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự.
  • Phân bổ thời gian cụ thể, địa điểm và chi phí.
  • Các điều kiện ràng buộc khác cần lưu ý.

2.3 Triển khai và đánh giá kết quả

Sau khi xong kế hoạch đào tạo nhân viên, doanh nghiệp nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này sẽ giúp họ hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của buổi đào tạo. Thực tế, nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực các buổi training vì họ không cảm thấy ý nghĩa của chúng và áp dụng như thế nào trong thực tế.

Để quá trình đào tạo được thành công cần có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc. Việc training phải gắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Lời kết: Bất cứ ai khi bắt đầu đi làm cũng phải trải qua quá trình training. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa, các hình thức và các bước để training trong doanh nghiệp.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét