Sau khi thu thập và xem xét các thông tin nền tảng, điều mà doanh nghiệp cần làm là phát triển mục tiêu cho từng viễn cảnh trong bản đồ chiến lược BSC. Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh tài chính
Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng (BSC) không thể hoàn thiện nếu thiếu mục tiêu và thước đo tài chính đối với hiệu suất. Thước đo tài chính được coi là phần cần tập trung thời gian để xây dựng một cách kỹ lưỡng nhất.
Hai tiêu chí quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp là khả năng tăng doanh thu và cắt giảm chi phí. Khi phát triển mục tiêu cho thước đo tài chính của bản đồ chiến lược, hầu như doanh nghiệp nào theo đuổi lợi nhuận cũng sẽ tập trung tăng trưởng doanh thu và năng suất để tạo ra giá trị lớn hơn.
2. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh khách hàng
- Mục tiêu dẫn đầu về sản phẩm
Những công ty dẫn đầu về sản phẩm thường tập trung vào việc tạo ra dòng sản phẩm mới, nhằm mang lại tính năng hữu ích cho khách hàng. Khi sản xuất ra các sản phẩm được khách hàng liên tục đánh giá cao và công nhận sự ưu việt thì chính là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
- Mục tiêu trong vận hành
Các mục tiêu trong bản đồ chiến lược mà tổ chức sử dụng để theo dõi như sự tăng trưởng, giá, sự lựa chọn, sự tiện lợi, .....
- Mục tiêu hướng tới khách hàng
Với mục tiêu hướng tới khách hàng, doanh nghiệp nên hướng tới các nhân tố như: thấu hiểu khách hàng, sự thâm nhập, số lượng giải pháp được đưa ra hay văn hóa của việc định vị khách hàng thành công, ...
3. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh quy trình nội bộ
Sau khi tổ chức hình dung rõ ràng các mục tiêu tài chính và khách hàng thì những mục tiêu trong quy trình nội bộ, học tập và phát triển sẽ được mô tả trong bản đồ chiến lược.
- Các quy trình quản lý khách hàng
Quy trình quản lý khách hàng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Bốn quy trình quản lý khách hàng gồm chọn lọc khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh với khách hàng.
- Các quy trình quản lý nghiệp vụ
Các quy trình quản lý nghiệp vụ liên quan tới quy trình làm việc để sản xuất và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, các mục tiêu liên quan đến việc tìm nguồn hay mua hàng thường được thể hiện trong bản đồ chiến lược.
- Các quy trình đổi mới, cải tiến
Các quy trình cải tiến để phát triển sản phẩm, dịch vụ thường có vai trò giúp tổ chức thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng mới. Quản lý đổi mới bao gồm nhóm quy trình chính: xác định cơ hội cho sản phẩm/dịch vụ mới, quản lý danh mục nghiên cứu và phát triển, thiết kế và phát triển, mang sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường.
- Các quy trình điều chỉnh và xã hội
Các tổ chức nên duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà điều chỉnh và viên chức chính phủ, đồng thời, tôn trọng các quy định về chính sách nhân viên, môi trường, đầu tư vào cộng đồng, …
4. Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh học tập và phát triển
Với thước đo học tập và phát triển, doanh nghiệp có thể xác định những hoàn cảnh về năng lực công nghệ hay tổ chức thúc đẩy sự xuất sắc trong quản lý vận hành. Viễn cảnh này gồm 3 nguồn vốn chính: vốn con người, vốn tổ chức và vốn thông tin.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét